Văn phòng luật sư Hà Thành Asia đưa ra định nghĩa về trọng tài thương mại và một số thông tin về trung tâm Trọng tài thương mại Việt Nam và quốc tế để quý khách hàng dễ dàng lựa chọn cho mình một trung tâm trọng tài ưng ý nhất.

Trọng tài thương mại là gì?

            “Trọng tài” là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, xét về mặt lịch sử, hòa giải và trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm hơn so với sự ra đời của tòa án. Trọng tài ra đời cách đây mấy trăm năm nhưng mãi đến sau thế kỉ thứ 20 mới phát triển một cách mạnh mẽ. Vậy trọng tài thương mại là gì? Hội đồng trọng tài là gì? Tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên? Những tranh chấp nào có thể giải quyết bằng trọng tài? Trọng tài thương mại có thẩm quyền đến đâu trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh?
 
Các trung tâm Trọng tài Thương mại ở Việt Nam và thế giới
 Các trung tâm Trọng tài Thương mại ở Việt Nam và thế giới
            Bắt kịp với xu thế của thế giới, ngày 17 tháng 06 năm 2010, Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật trọng tài thương mại, trong đó, tại Khoản 1 Điều 3 có quy định: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”. Theo đó, trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được thực hiện bởi Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy nhất với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra một phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được thành lập tự nguyện bởi các trọng tài viên để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại bởi các bên tranh chấp.
            Hội đồng trọng tài là bộ phận chuyên trách giải quyết tranh chấp thương mại trong trung tâm trọng tài thương mại gồm một số trọng tài viên, được thành lập theo sự chỉ định của các bên tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật về trọng tài và quy tắc tố tụng của trung âm trọng tài để giải quyết vụ việc. Có hai loại hội đồng trọng tài là hội đồng trọng tài được thành lập tại trung tâm trọng tài thương mại (Trọng tài quy chế) và hội đồng trọng tài do các bên thành lập (Trọng tài vụ việc). Số lượng trọng tài viên trong hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận nhưng phải là số lẻ. Các bên có thể thỏa thuận chỉ định 1 trọng tài viên duy nhất thực hiện nhiệm vụ của hội đồng trọng tài. Khi quyết định, hội đồng trọng tài biểu quyết theo đa số.
            Tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên:
            Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài 2010.
            Điều 20 Luật trọng tài 2010 quy định tiêu chuẩn Trọng tài viên:
            “ 1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
            a- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
            b- Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
            c- Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
  1. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
            a- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công  chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
            b- Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
            3- Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.”

Các trung tâm trọng tài thương mại ở Việt Nam:

Luật trọng tài 2010 ra đời, tạo tiền đề cho sự phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng của các trung tâm trọng tài tại Việt Nam. Hiện nay, có 14 trung tâm trọng tài chủ yếu ở hai thành phố lớn ở nước ta là Hà Nội và Hồ Chí Minh:
 1- Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương
Tên viết tắt:PIAC
Chủ tịch trung tâm:Nguyễn Đăng Trừng
Tổng số trọng tài viên:78
Địa chỉ: Số 39 Đường số 5 Cư xá Bình Thới, P.8, Q. 11, TP. Hồ Chí Minh.
SĐT: 0835030761
Fax: 083.9140587;
Email: piac.vnn@gmail.com;
Website:www.piac.com.vn
2- Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính Ngân hàng Việt Nam
Tên viết tắt:VIFIBAR
Chủ tịch trung tâm:Lê Thiết Hùng
Tổng số trọng tài viên:9
Địa chỉ: Phòng 3, Lầu 7, tòa nhà TKT tower số 569-573 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 
Số điện thoại: 0839208526.
3- Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính
Tên viết tắt:FCCA
Chủ tịch trung tâm:Nguyễn Thị Kim Vinh
Tổng số trọng tài viên:6
Địa chỉ: 215/42 Nguyễn Xí, phường 13, quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí Minh. 
Số điện thoại: 0838212357
4- Trung tâm trọng tài Thương mại Đông Dương
Tên viết tắt:ITAC
Chủ tịch trung tâm:Lê Văn Mậu
Tổng số trọng tài viên:35
Địa chỉ: Số 40A phố Hàng Bài, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
SĐT: 04.66818168
5- Trung tâm trọng tài thương mại Toàn Cầu
Tên viết tắt:GCAC
Chủ tịch trung tâm:Đặng Xuân Minh
Tổng số trọng tài viên:19
Địa chỉ:Số 14 Nguyễn Văn Vĩnh, phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
SĐT: 0907.415.000 (Minh) / 0983.569.569 (Phong)
6- Trung tâm trọng tài thương mại Nam Việt
Tên viết tắt:NVCAC
Chủ tịch trung tâm:Đồng Anh Tuấn
Tổng số trọng tài viên:5
Địa chỉ: Số 63 Đông Hồ, Phường 8, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 08.35056250
7- Trung tâm trọng tài thương mại Sài Gòn
Tên viết tắt:SCAC
Chủ tịch trung tâm:Nguyễn Minh Thuận
Tổng số trọng tài viên:5
Địa chỉ: Số 87 T1 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
 SĐT: 0903.039.979/ 0965.838.688
8- Trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam
Tên viết tắt:VIETJAC
Chủ tịch trung tâm:Trịnh Xuân Chuyền
Tổng số trọng tài viên:05
Địa chỉ: Số 7/149 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
SĐT: 0986.363.383
9-Trung tâm trọng tài thương mại Liên Minh
Tên viết tắt:ACAC
Chủ tịch trung tâm:Trần Tuấn Giang
Tổng số trọng tài viên:05
Địa chỉ: 436B/56 Đường Ba tháng Hai, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 0902425080
10- Trung tâm trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam
Tên viết tắt:VLCAC
Chủ tịch trung tâm:Nguyễn Văn Hậu
Tổng số trọng tài viên:59
Địa chỉ: Số 163/18 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 083.8409402
11- Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
Tên viết tắt:VIAC
Quyết định thành lập/Giấy phép thành lập:Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ
Chủ tịch trung tâm:Trần Hữu Huỳnh
Tổng số trọng tài viên:144
Địa chỉ: Số 9, Đào Duy Anh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0435744001.
12- Trung tâm trọng tài thương mại Á Châu
Tên viết tắt:ACIAC
Chủ tịch trung tâm:Trần Quang Mỹ
Tổng số trọng tài viên:37
Địa chỉ: Tầng 3, số 37 Lê Hồng Phong, Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0437344677.
13- Trung tâm trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh
Tên viết tắt:TRACENT
Chủ tịch trung tâm:Nguyễn Văn On
Tổng số trọng tài viên:27
Địa chỉ: 460 Cách mạng Tháng tám, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 0838446975
14- Trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ
Tên viết tắt:CCAC
Quyết định thành lập/Giấy phép thành lập:Quyết định số 268/TCCB ngày 30/01/1999 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
Chủ tịch trung tâm:Lê Văn Cường
Tổng số trọng tài viên:11
Địa chỉ: 296 đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
 Số điện thoại: 0903849428/0903917362

Các loại trọng tài thương mại quốc tế:

a- Trọng tài vụ việc
Là trọng tài được thành lập bởi các bên đương sự, nhằm giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể nào đó, sau khi giải quyết xong tranh chấp thì nó tự giải thể.
+ Đặc điểm: không có trụ sở cố định như trọng tài thường trực; không lệ thuộc vào bất kì quy tắc xét xử nào cả và thường chỉ có một trọng tài viên duy nhất do các bên thống nhất lựa chọn.
+ Ưu điểm: Quyền định đoạt của các bên là rất lớn. Thủ tục giải quyết của trọng tài hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận riêng cho họ và các Trọng tài viên phải tuân theo. Việc giải quyết vụ việc có chi phí thấp và thời gian giải quyết nhanh. Với việc lựa chọn hình thức trọng tài này, các bên sẽ không phải trả thêm các khoản chi phí hành chính cho các trung tâm trọng tài. Ngoài ra, đối với Trọng tài vụ việc, các bên có thể thỏa thuận bỏ qua một số thủ tục tố tụng không cần thiết để rút ngắn thời gian giải quyết vụ tranh chấp.
+ Nhược điểm: nó phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của các bên. Và vì nó không có quy tắc tố tụng riêng nên phụ thuộc vào hệ thống luật nơi xét xử của trọng tài.
b- Trọng tài quy chế:
Là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở và điều lệ, có quy tắc xét xử riêng.
* Ưu điểm:
+ Các thủ tục tố tụng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc được quy định chi tiết, rõ ràng. Các  quy tắc tố tụng của trọng tài quy chế cho quy định rất chi tiết về các bước của quá trình tố tụng, đảm bảo trong mọi trường hợp tranh chấp sẽ được giải quyết, không phụ thuộc vào một bên có tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài hay không.
+ Hầu hết các tổ chức trọng tài quy chế đều có những chuyên gia được đào tạo tốt để hỗ trợ quá trình trọng tài. Điều này sẽ đảm bảo Hội đồng Trọng tài sẽ được thành lập, các khoản phí trọng tài sẽ được nộp đủ, đôn đốc đúng thời hạn và nói chung sẽ đảm bảo quá trình tố tụng được diễn ra phù hợp trong phạm vi tối đa có thể.
            * Nhược điểm:
            + Tốn kém nhiều chi phí
            + Nhiều khi quá trình tố tụng kéo dài mà Hội đồng Trọng tài các bên bắt buộc phải tuẩn thủ vì phải tuân theo các thời hạn theo quy định của Quy tắc tố tụng.
            Như vậy, mỗi loại hình trọng tài đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Quý khách hàng có những thắc mắc liên quan đến tố tụng trọng tài, đến giải quyết tranh chấp trọng tài, những vấn đề phát sinh liên quan đến các Trung tâm trọng tài thương mại ở Việt Nam, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Hà Thành Asia để được các luật sư có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực trọng tài thương mại tư vấn một cách tốt nhất.
 
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
 
CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí: 1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!