Quy trình đăng ký một nhãn hiệu sản phẩm như thế nào?
Nhãn hiệu sản phẩm là gì?
Nhãn hiệu là một tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu hay biểu tượng hoặc một sự kết hợp những yếu tố trên nhằm xác định những hàng hóa hay dịch vụ của một người hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.Đặc trưng của nhãn hiệu sản phẩm
- Dễ đọc, dễ nhận dạng, dễ nhớ.
- Phản ánh chất lượng sản phẩm.
- Liên tưởng đến đặc tính sản phẩm.
- Gây ấn tượng và tạo sự khác biệt.
Ai được quyền đăng ký nhãn hiệu sản phẩm?
Những ai có quyền đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Quyền đăng ký nhãn hiệu sản phẩm có thể được chuyển giao cho cá nhân hay những chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
- Tổ chức hay cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp được quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân đó sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu với điều kiện người sản xuất không dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối.
- Đối với nhãn hiệu tập thể thì quyền đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể đó.
- Bạn có thể xem thêm tư vấn thành lập công ty theo bài viết: http://luatsuhathanh.com/tu-van-thanh-lap-cong-ty.html
Quy trình đăng ký một nhãn hiệu sản phẩm
1.Đăng nhập vào website của Cục sở hữu trí tuệ
Mô tả quy trình đăng ký một nhãn hiệu sản phẩm
2.Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầy đủ
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bao gồm:- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo quy định.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Hợp đồng thỏa thuận.
- Giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức.
- Giấy ủy quyền nộp đơn (sử dụng trong trường hợp chủ doanh nghiệp, chủ nhãn hiệu nhờ người khác đi thay).
- Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể (sử dụng trong trường hợp nhãn hiệu thuộc về tập thể).
- Các tài liệu chứng minh quyền sử dụng/ đăng ký nhãn hiệu.
3.Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, doanh nghiệp đến trực tiếp văn phòng của Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ4.Nhãn hiệu được thẩm định về hình thức
Khi đã nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Cục sở hữu trí tuệ sẽ dựa vào các tiêu chí: hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn và phân nhóm để xem xét xem về mặt hình thức nhãn hiệu đã đạt chuẩn chưa. Nếu đã hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được đăng công bố đơn.
5.Công bố đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Việc công bố đăng ký nhãn hiệu độc quyền bao gồm:
- Mẫu hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- Mẫu nhãn hiệu.
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ.
6.Công bố kết quản thẩm định nội dung
Sau khi Cục sở hữu trí tuệ xem xét và xác nhận đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp là hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp bằng cho nhãn hiệu mà mình đã đăng ký
7.Cấp văn bằng nhãn hiệu độc quyền
Sau khi đã có kết quả thẩm định nội dung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc nộp lệ phí cấp bằng. Và sau 2 đến 3 tháng kể từ lúc nộp lệ phí, doanh nghiệp sẽ nhận được bằng từ Cục sở hữu trí tuệ.
Gặp vấn đề về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thì đến đâu để được hỗ trợ?
Nếu trước, sau hoặc trong quá trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm có gặp phải những vấn đề cần được trợ giúp thì các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp đến văn phòng luật sư Hà Nội Luật Hà Thành Asia để được các luật sư của công ty tư vấn, hỗ trợ.
Việc đăng ký một nhãn hiệu sản phẩm là vô cùng quan trọng. Do đó, các doanh nghiệp cần cẩn trọng với vấn đề này. Nếu có thắc mắc cần trợ giúp, hãy liên hệ với Công ty Luật Hà Thành Asia ngay nhé! HOTLINE: 19008963