TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI
Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội gồm có:
Chủ tọa phiên tòa: Ông Nguyễn Văn Sơn – Thẩm phán cao cấp;
Các thành viên: Ông Ngô Tiến Hùng – Thẩm phán cao cấp;
Ông Vũ Mạnh Hùng – Thẩm phán cao cấp.
Thư ký phiên tòa: Bà Nguyễn Bảo Thoa - Thư ký Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên tòa: Ông Phạm Quốc Huy – Kiểm sát viên cao cấp.
Ngày 19 tháng 7 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp các hợp đồng xây dựng và hợp đồng khác” giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Công ty TNHH 1; địa chỉ: Số 16, B 15, khu đô thị M, phường C, quận N, thành phố Hà Nội.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: ông Trần Văn P – Giám đốc Công ty.
Bị đơn: Công ty TNHH 2; địa chỉ: Bản N, xã N, huyện T, tỉnh Điện Biên.
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: ông Võ Tiến D - Chủ tịch Công ty; địa chỉ: Căn h số 1602, Tháp A, số 88 L, phường L, quận Đ, thành phố Hà Nội.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Trương Xuân Q; địa chỉ: Phòng 601, nhà C2, khu đô thị M, phường C, quận N, thành phố Hà Nội.
Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2014, Công ty TNHH 2 là bên chủ đầu tư (viết tắt là Công ty TNHH 2) đã ký kết 08 hợp đồng trong các lĩnh vực thi công xây dựng, thuê tài sản, dịch vụ vận chuyển hàng hóa với Công ty TNHH 1 là bên nhà thầu (viết tắt là Công ty TNHH 1) để xây dựng và phục vụ dự án khai thác chì kẽm tại bản Nậm Bay, xã Nà Tòng, huyện T, tỉnh Điện Biện, gồm các hợp đồng:
- Hợp đồng số 06/2013/HĐXD/CKD&VNTP ký ngày 13/7/2013, kèm theo Phụ lục hợp đồng số 01/2013/HĐXL-CKD ký ngày 06/8/2013; Phụ lục hợp đồng số 12/2013/PLHĐ-CKD & VNTP ký ngày 23/12/2013 với nội dung là thi công xây dựng khu nhà ở, văn phòng làm việc, thuộc nhà máy khai thác và chế biến chì, kẽm bản N, xã N, huyện T. Tổng giá trị của hợp đồng dự tính là 6.746.150.000 đồng.
- Hợp đồng số 07/2013/HĐXD/CKD &VNTP ký ngày 13/7/2013; Phụ lục hợp đồng số 07-01/2013/PLHĐ-CKD ký ngày 20/12/2013; Phụ lục hợp đồng số 02/2013/PLHĐ-CKD & VNTP ký ngày 23/12/2013 với nội dung là thi công đường giao thông giai đoạn I vận chuyển quặng thuộc dự án khai thác chế biến chì kẽm. Tổng giá trị hợp đồng dự tính 8.640.250.000 đồng.
- Hợp đồng số 20/02/2014/HĐXL ký ngày 20/02/2014; Phụ lục hợp đồng số 01/PLHĐ/SNXT ký ngày 16/3/2014 với nội dung là san lấp mặt bằng xưởng tuyển dự án mỏ chì kẽm Xá Nhè.
- Hợp đồng số 18/02/2014/HĐXL ký ngày 18/02/2014; Phụ lục số 01/PLHĐ/HCQĐ ngày 16/3/2014 với nội dung là thi công hồ chứa quặng đuôi Nhà máy chế biến chì kẽm Hà Nội Điện Biên.
- Ngày 15/01/2014 hai bên ký Hợp đồng số 15.01/HĐVC; Phụ lục hợp đồng số 01.10/2014/PLHĐ ký ngày 01/10/2014 với nội dung là vận chuyển quặng thô từ mỏ khai thác về hồ chứa quặng tại bản N, xã N.
Số tiền gốc chủ đầu tư còn nợ nhà thầu đến ngày 30/6/2016: là 282.863.570 đồng và tiền lãi tính từ ngày 31/12/2014 (theo biên bản đối chiếu công nợ được ký xác nhận của hai bên) đến ngày 30/6/2016 là: 282.863.570 đồng x 1,25%/tháng x 18 tháng = 63.644.303 đồng. Tổng số tiền lãi và gốc là 346.507.873 đồng.
- Hợp đồng số 23-6/2014/HĐKT/TPVN-CKD ký ngày 23/6/2014 với nội dung là Bên chủ đầu tư thuê của bên nhà thầu 02 chiếc ô tô tải tự đổ. Giá trị thuê chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là 36 ngày (từ ngày 23/6/2014 đến ngày 31/8/2014) với giá trị thuê là là 233.330.000 đồng. Giai đoạn 2 là 47 ngày (Từ ngày 01/9/2014 đến ngày 17/10/2014) với giá trị là 219.322.000 đồng (Bảng xác nhận khối lượng và giá trị thuê ô tô ngày 17/10/2014).
- Hợp đồng kinh tế số 24/6/2014/HĐKT/TPVN-CKD ký ngày 24/6/2014 với nội dung: Bên chủ đầu tư thuê của bên nhà thầu 01 máy xúc phục vụ công trình với thời gian thuê thanh toán làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là 38 ngày (24/6/2014 đến 31/8/2016) với giá trị thuê là 189.831.000 đồng; Giai đoạn 2 là 61 (từ 01/9/2014 đến 31/10/2014) với giá trị thuê là 170.000.000 đồng (Bảng xác nhận khối lượng và giá trị thuê máy xúc ngày 03/9/2014 và ngày 31/10/2014).
- Hợp đồng kinh tế số 02-7/2014/HĐKT/TPVN-CKD ký ngày 02/7/2014 với nội dung: Bên chủ đầu tư thuê bên nhà thầu 01 máy ủi phục vụ công trình với thời gian thuê/thanh toán làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là 59 ngày (02/7/2014 đến 31/8/2014) giá trị thuê là 92.414.000 đồng. Giai đoạn 2 là 58 ngày (từ 01/9/2014 đến 18/10/2014) giá trị thuê là 75.188.000 đồng (Biên bản xác nhận khối lượng và giá trị thuê máy ủi ngày 03/9/2014ngày 18/10/2014).
Tổng giá trị khối lượng hoàn thành từ cả 8 hợp đồng nói trên được hai bên nghiệm thu là 39.253.419.270 đồng. Chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu là 20.180.938.329 đồng. Ngày 31/12/2014, đại diện hợp pháp của hai bên đã đối chiếu chốt số công nợ. Công ty TNHH 2 còn nợ Công ty TNHH 1 tiền gốc là: 19.072.480.941 đồng + lãi 1,25%/tháng: 4.247.7231.151 đồng = 23.320.204.092
đồng. Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Điện Biên buộc bị đơn phải trả nợ gốc và lãi nói trên.
Đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH 2 - ông Võ Tiến D trình bày: Ông là chủ tịch Công ty, người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH
2 (được bổ nhiệm từ tháng 3/2016) đồng thời là Chủ tịch Công ty Cổ phần (là chủ
sở hữu của Công ty) từ tháng 01/2016. Trong thời gian tiếp quản Công ty, ông không được người đại diện theo pháp luật trước bàn giao về tài sản cũng như các hồ sơ pháp lý của Công ty, các hợp đồng đã và đang thực hiện với các đối tác. Nay
Tuy nhiên ông thừa nhận: Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 đến 12/2014, Công ty có ký kết 08 hợp đồng nói trên với Công ty TNHH 1. Do những năm gần đây, giá kim loại trên thị trường xuống thấp, chất lượng quặng tại mỏ thấp, việc khai thác không hiệu quả nên Hội đồng thành viên đã quyết định dừng việc khai thác tại mỏ ngày 14/02/2015. Do đó, Công ty không có tiền chi trả các khoản nợ. Ông xin được vắng mặt tại buổi hòa giải, việc giải trình khoản nợ ông đề nghị người tiền nhiệm đã trực tiếp ký và thực hiện các hợp đồng trên giải trình trước tòa. Ngoài ra, việc thanh toán nợ cho nhà thi công sẽ được các nhà đầu tư mới quyết định vì Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Việt đang làm thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – ông Trương Xuân Q trình bày: Ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty TNHH 2 từ ngày 07/5/2013, ông trực tiếp ký 08 hợp đồng như nguyên đơn đã trình bày. Ông khẳng định khoản nợ phát sinh từ các hợp đồng nói trên là hoàn toàn chính xác. Công trình thi công thuộc miền núi cao hiểm trở nên việc vận chuyển máy móc, vật liệu, nhân công vô cùng gian khổ, mặc dù thi công trong điều kiện khó khăn nhưng bên nhà thầu đã thực hiện rất tốt về yêu cầu kỹ thuật và khối lượng, tiến đ công trình, hoàn tất các thủ tục thanh toán theo quy định. Do bên chủ sở hữu của Công ty yêu cầu tạm dừng hoạt động khai thác nên hai bên chấm dứt hợp đồng, xác nhận khối lượng công việc và đối chiếu công nợ làm cơ sở thanh toán.
Tổng giá trị khối lượng hoàn thành từ các hợp đồng nói trên được hai bên nghiệm thu là 39.253.419.270 đồng. Chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu là 20.180.938.329 đồng. Ngày 31/12/2014, đại diện hợp pháp của hai bên đã đối chiếu chốt số công nợ còn phải trả từ các hợp đồng là 19.072.480.941 đồng, yêu cầu chủ sở hữu công ty (Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Việt) phải có trách nhiệm liên đới để trả khoản nợ trên vì Công ty TNHH 2 là đơn vị trực thuộc của chủ sở hữu, trên danh nghĩa là hạch toán độc lập còn về bản chất là hạch toán phụ thuộc.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 01/2016/KDTM-ST ngày 29/11/2016, Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Điện Biên quyết định:
Buộc Công ty TNHH 2 (có chủ sở hữu là Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Việt, tên viết tắt VMPco) phải trả cho Công ty TNHH M t thành viên ĐTXD&TM Tiên Phong – Vi Na 23.320.204.092 đồng, trong đó nợ gốc là: 19.072.408.941 đồng và tiền lãi là 4.247.723.151 đồng.
Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật, Công ty TNHH 1 – Vi Na có đơn yêu cầu thi hành án mà Công ty TNHH 2 không thi hành thì hàng tháng Công ty TNHH 2 còn phải chịu lãi suất trên tổng số tiền phải thi hành theo lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm thi hành tương ứng với thời gian chậm thi hành án.
Sau khi xét xử sơ thẩm, Công ty TNHH 2 có đơn đề nghị giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm nêu trên.
Tại Quyết định kháng nghị số 04/2018/KN-KDTM ngày 16/5/2018, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội kháng nghị Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 01/2016/KDTM-PT ngày 29/11/2016 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Điện Biên; đề nghị Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử giám đốc thẩm hủy bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Điện Biên để xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
2. Về việc áp dụng lãi suất cho các khoản tiền chậm thanh toán: Trong các hợp đồng ký kết có 04 hợp đồng thi công xây dựng các bên có thỏa thuận về mức lãi suất chậm thanh toán, 04 hợp đồng dịch vụ vận chuyển hàng hóa và thuê tài sản các bên không thỏa thuận về lãi suất chậm thanh toán. Cụ thể:
Hợp đồng số 18/02/2014/HĐXL ký ngày 18/02/2014 và Hợp đồng số 20/02/2014/HĐXL ký ngày 20/02/2014 đều quy định về lãi suất chậm thanh toán: Bên A chậm thanh toán 30 ngày sau thời hạn theo quy định thì phải bồi thường cho nhà thầu theo lãi suất quá hạn áp dụng cho ngày đầu tiên chậm thanh toán do Ngân hàng mà nhà thầu mở tài khoản công bố kể từ ngày đầu tiên chậm thanh toán cho đến khi Bên A thanh toán đầy đủ cho nhà thầu.
Như vậy, tại các hợp đồng xây dựng nêu trên các bên có thỏa thuận về mức lãi chậm thanh toán nên Tòa án phải áp dụng mức lãi suất các bên đã thỏa thuận tại hợp đồng để tính tiền lãi do chậm thanh toán. Trong trường hợp này, Tòa án phải làm rõ mức lãi suất cho vay ngắn hạn của Vietcombank (đối với hợp đồng áp dụng thỏa thuận lãi suất chậm thanh toán bằng 150% lãi suất cho vay ngắn hạn của
Vietcombank) và mức lãi suất quá hạn của Ngân hàng mà nhà thầu mở tài khoản (đối với hợp đồng thỏa thuận lãi suất quá hạn của nhà thầu mở tài khoản) để xác định khoản tiền lãi chậm thanh toán.
Đối với hợp đồng vận chuyển quặng và 03 hợp đồng thuê tài sản hai bên không thỏa thuận về lãi suất chậm thanh toán thì Tòa án cần áp dụng Điều 306 Luật thương mại năm 2005 để tính tiền lãi do chậm thanh toán: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Do đó, Tòa án cần phải lấy mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại địa phương để tính tiền lãi do chậm thanh toán mới đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Tòa án nhân dân huyện T lại áp dụng mức lãi suất chậm trả là 1.25%/tháng tương đương 15%/năm theo đề nghị của Công ty TNHH 1 – Vi Na để áp dụng chung cho cả 8 hợp đồng trên và bu c Công ty TNHH 2 phải trả tiền lãi là 4.247.723.151 đồng là không đúng quy định.
Vì các lẽ trên,
[1]. Hủy toàn b Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 01/2016/KDTM-ST ngày 29/11/2016 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Điện Biên về vụ án “Tranh chấp các hợp đồng xây dựng và hợp đồng khác” giữa nguyên đơn là Công ty TNHH 1 với bị đơn là Công ty TNHH 2; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Trương Xuân Q.
Nơi nhận:
| Tm. ỦY BAN THẨM PHÁN Nguyễn Văn Sơn |