Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào? Sổ đỏ và sổ hồng nhà đất là những giấy tờ quan trọng, có giá trị cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, không ít người vẫn nhầm lẫn giữa hai loại sổ này. Chính vì thế, bài viết dưới đây luật sư hà thành sẽ giúp bạn tìm hiểu về sự khác nhau giữa hai loại sổ này để bạn có thêm những kiến thức cần thiết và áp dụng khi cần nhé!
Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành
Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành
Để biết được sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng loại nhé!

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng theo quy định của Nhà nước là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành, trong đó ghi rõ các nội dung sau:
  • Sở hữu nhà ở như thế nào?
  • Sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung: Cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư.
 Sổ hồng theo quy định của Nhà nước là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành
Sổ hồng theo quy định của Nhà nước là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành

Sổ đỏ là gì?

Tương tự như sổ hồng, sổ đỏ hiện nay được hiểu là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là mẫu sổ do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành. Nội dung thể hiện trong sổ đỏ bao gồm:
  • Đất được cấp sổ đỏ bao gồm: đất ở, đất rừng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất giao thông,...
  • Trong trường hợp nhà ở trên đất, phần nhà ở sẽ được ghi là tài sản gắn liền trên đất.
=> Như vậy, để biết được sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào, chúng ta cần dựa vào điểm sau:: Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Xây dựng ban hành. Còn Sổ đỏ là do bộ Bộ tài nguyên và môi trường ban hành.
Hơn nữa, hai loại sổ này đều thống nhất cấp đổi một loại giấy chứng nhận nhà đất là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhưng dù là mẫu sổ nào đi nữa, thì sổ đỏ và sổ hồng đều là một chứng thư pháp lý khẳng định quyền sử dụng và sở hữu hợp pháp nhà đất.
Khái niệm giấy chứng nhận nhà đất
Sổ đỏ hay bìa đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành. Giấy chứng nhận này ghi nhận quyền sử dụng đất có thể là đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, vườn, ao,... Trong trường hợp xây dựng công trình trên đất thì ghi nhận việc xây dựng công trình trên đất có thể là nhà ở.
Sổ hồng là mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ xây dựng ban hành. Trong đó, ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở.
Tuy nhiên, hiện nay 2 loại sổ này đã thống nhất mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?
Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?
Về chủ sở hữu và chủ sử dụng ghi tên trên Giấy chứng nhận:
  • Nếu trên giấy chứng nhận ghi theo hộ gia đình, thì tức là toàn bộ thành viên trong hộ gia đình đó, gồm vợ, chồng, con, cháu,... đều có tên trong giấy này
  • Nếu trên giấy chứng nhận chỉ ghi tên 1 người thì cần phải xác định xem quan hệ của người đứng tên, có vợ hay chồng không, nếu có thì là đồng sở hữu của 2 người
Do đó, khi muốn bán, chuyển nhượng hay sử dụng vào các việc như cho thuê, thế chấp, tặng cho, trao đổi,... đều phải được sự chấp thuận đồng ý của chủ sở hữu, kể cả là đồng sở hữu chung vợ chồng hay toàn bộ các thành viên trong hộ gia đình.

Thẩm quyền cấp sổ hồng và sổ đỏ

Hiện nay, thẩm quyền cấp sổ hồng và sổ đỏ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Trường hợp chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp sổ đỏ, sổ hồng.

Click vào đây để được tư vấn thêm: http://luatsuhathanh.com/dich-vu-tu-van-phap-luat.html
 
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin về vấn đề sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào, hy vọng đã giúp bạn phân biệt được 2 loại sổ quan trọng này. Trong trường hợp bạn đang cần tư vấn và giải đáp những thắc mắc khác liên quan đến sổ hồng và sổ đỏ, vui lòng liên hệ ngay với Công ty Luật Hà Thành để được hỗ trợ tốt nhất.

TỔNG ĐÀI LIÊN HỆ: 1900 8963
Xem thêm: Làm sổ đỏ 2 người đứng tên trở lên có được không?