Trả lời:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Tư vấn

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật TNHH Hà Thành Asia, với nội dung câu hỏi bạn đã cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:
Áp giải và dẫn giải là các biện pháp cưỡng chế được quy định trong BLTTHS. Về mặt bản chất các biện pháp này đều buộc người bị áp dụng phải thực hiện một việc mà các Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.
Chính vì áp giải và dẫn giải có bản chất giống nhau mà nhiều người lầm tưởng và không so sánh được hai biện pháp cưỡng chế này. Nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn và có thể so sánh được hai chế định này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả bài viết so sánh áp giải và dẫn giải.

Giống nhau:

  • Đều là các biện pháp cưỡng chế được quy định tại điều 217 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, các biện pháp này được áp dụng nhằm bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
  • Các quyết định áp giải, quyết định dẫn giải đều phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật tố tụng hình sự.
  • Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải.
  •  Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.
So sánh Dẫn giải và Áp giải - Luật Hà Thành Asia - 19008963
 
  

Khác nhau:

Tiêu chíÁp giảiDẫn giải
Khái niệm     Áp giải được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.     Dẫn giải được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.
Bản chất pháp lý     Là biện pháp cưỡng chế do cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế áp dụng cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo để bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.     Là biện pháp cưỡng chế do cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định
Đối tượng áp dụng     Được áp dụng cho:
  • Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
  • Người bị bắt.
  • Người bị tạm giữ
  • Bị can
  • Bị cáo
     Được áp dụng cho:
  • Người làm chứng,
  • Người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố
  • Bị hại
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hà Thành Asia đối với câu hỏi so sánh áp giải và dẫn giải.
Một lưu ý, đây là trường hợp vụ việc có tính chất tham khảo, còn tùy nội dung vụ việc cụ thể của khách hàng mà chúng tôi sẽ có những tư vấn cụ thể và chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Liên hệ để được tư vấn ngay. Tổng đài tư vấn miễn phí 1900 8963.
 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!