1. Chất ma túy
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008 quy định: Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Trong đó, được hiểu như sau:- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung theo Nghị định 60/2020/NĐ-CP liệt kê Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng; Các chất ma túy được dùng hạn chế; Các chất ma túy được dùng và Các tiền chất.
Mới đây Quốc hội thông qua Luật phòng chống ma túy năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 cũng quy định về cơ bản như định nghĩa về chất ma tuy theo luật 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008.
Như vậy, ma túy có nhiều loại khác nhau và có nguồn gốc từ tự nhiên, là một chất gây nghiện và gây ảnh hưởng đến thần kinh của con người dẫn đến ảnh hưởng xấu cho chính bản thân người sử dụng nó mà gây tệ nạn cho gia đình và xã hội.
2. Dấu hiệu pháp lý
2.1. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm.Thứ nhất, về độ tuổi chịu TNHS. Theo quy định tại Điều 12 BLHS quy định về độ tuổi xét thấy người từ đủ 16 tuổi trở lên bị truy cứu TNHS về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo khoản 1, khoản 2 Điều 249 BLHS năm 2015 và người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 249 BLHS 2015 thuộc tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai, về NLTNHS. Chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình, không lâm vào tình trạng không có NLTNHS theo quy định tại Điều 21 BLHS 2015 như mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
2.2. Khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan: là tàng trữ chất ma túy, hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bât cứ nơi nào (trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, trong phương tiện đi lại, quần áo, tủ...)- Mục đích không nhằm mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy từ nơi này sang nơi khác. Điều này để phân biệt với tội danh vận chuyển trái phép chất ma túy.
2.3. Chủ quan của tội phạm
Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội. Lỗi của người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình là do lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là cất giữ, cất giấu chất ma túy thuộc danh mục hành cấm theo quy định nhưng vẫn cố ý thực hiện nó.3. Hình phạt
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và ngăn ngừa họ phạm tội mới. Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định của BLHS quy định có 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung.Tùy vào số lượng tàng trữ nhiều hay ít và tính tiết tăng nặng của người phạm tội, pháp luật hình sự quy định rõ mức khung hình phạt đối với từng trường hợp từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 249 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với mức nhẹ nhất là 01 năm và nặng nhất là chung thân. Cùng với đó thêm hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí: 1900 8963
Website: http://luatsuhathanh.com
http://Congtyluathathanhasia.com
Email : luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Trân trọng!