Ly hôn giả tạo là gì? Ly hôn giả tạo đang là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi nó không những vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống.
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu những vấn đề xoay quanh việc ly hôn giả tạo và những quy định xử lý trong trường hợp vi phạm các điều khoản của ly hôn.
Ly hôn giả tạo là vi phạm pháp luật
Ly hôn giả tạo là vi phạm pháp luật

Ly hôn giả tạo là gì?

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân theo pháp luật, được tòa án đồng ý và đưa ra bản án có hiệu lực từ ngày công bố. 
Theo đó, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng khi tình trạng gia đình trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, không có tiếng nói chung, mục đích của hôn nhân không đạt được. Tòa án sẽ căn cứ vào tình trạng của hôn nhân, mục đích của nó đã đến mức độ trầm trọng, nghiêm trọng hay chưa để có thể đưa ra phán quyết chấp thuận việc ly hôn hay không, trừ trường hợp thuận tình ly hôn.
Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp ly hôn không phải vì tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài mà vì mục đích khác. Đó gọi là ly hôn giả tạo.
Vậy ly hôn giả tạo là gì?
Theo khoản 15 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Mục đích của ly hôn giả tạo

Thực chất, việc ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để nhằm các mục đích sau:
  1. Trốn tránh nghĩa vụ về tài sản
Ví dụ: Việc vợ chồng thỏa thuận ly hôn giả tạo để chia tài sản. Tuy nhiên, toàn bộ tài sản của một bên đều chuyển giao hết cho bên kia để nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
  1. Vi phạm chính sách, pháp luật về dân số: Vợ, chồng thực hiện việc ly hôn giả tạo với mục đích để sinh con thứ ba.
  2. Ly hôn giả tạo để đạt các mục đích khác mà không nhằm chấm dứt hôn nhân: Có thể kể một số trường hợp như: vợ chồng lợi dụng việc ly hôn giả tạo để nhằm mục đích xuất nhập cảnh hoặc xuất khẩu lao động.
Các cặp vợ chồng vì nhiều mục đích khác nhau mà thực hiện việc ly hôn giả tạo
Các cặp vợ chồng vì nhiều mục đích khác nhau mà thực hiện việc ly hôn giả tạo
Ly hôn giả tạo được xem là hành vi trái pháp luật và được xem là hành vi bị cấm theo điểm a khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.

Các quy định xử lý ly hôn giả tạo

Ly hôn giả tạo là gì? Các quy định xử lý ly hôn giả tạo?
Ly hôn giả tạo là gì? Các quy định xử lý ly hôn giả tạo?
Ly hôn giả tạo là hành vi bị pháp luật cấm và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 48 của Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ly hôn giả tạo như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.
→ Như vậy, mức phạt hành chính đối với việc ly hôn giả tạo có thể phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả của hành vi đó.

Xem thêm: Muốn ly hôn cần những thủ tục gì?

Ly hôn giả tạo là hành vi trái pháp luật cần được loại trừ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật nếu vi phạm. Nếu bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi cần giải đáp liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Công ty Luật Hà Thành qua tổng đài để được tư vấn chi tiết nhé!
TỔNG ĐÀI LIÊN HỆ: 1900 8963
Các bạn có thể tham khảo thêm các tin tức pháp luật mới nhất tại đây: 
http://luatsuhathanh.com/tin-phap-luat/