TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG ỦY BAN THẨM PHÁN Quyết định giám đốc thẩm Số: 29/2017/HS-GĐT Ngày 03/7/2017 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG
Quách Đức Dũng - Kiểm sát viên cao cấp.
Thư ký ghi biên bản phiên tòa: ông Đinh Bạt Hào - Thư ký Tòa án.
Ngày 03/7/2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa giám đốc thẩm, xét xử vụ án hình sự đối với các bị cáo:
- Lê Văn D, sinh năm 1968; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: buôn C, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; trình độ văn hóa: 1/12; nghề nghiệp: làm nông; tiền án, tiền sự: không; con ông Lê Văn L và bà Lê Thị N; có vợ là Ngô Thị L (bị cáo cùng vụ án); có 04 con, lớn nhất sinh năm 1994, nhỏ nhất sinh năm 2005; bị bắt tạm giam từ ngày 17/3/2016.
- Ngô Thị L, sinh năm 1969; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: buôn C, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; tiền án, tiền sự: không; con ông Ngô Công D và bà Nguyễn Thị H; có chồng là Lê Văn D (bị cáo cùng vụ án); có 04 con, lớn nhất sinh năm 1994, nhỏ nhất sinh năm 2005; bị cáo tại ngoại.
NHẬN THẤY
Khoảng 22h30, ông T đến nhà L và ngồi nói chuyện với nhau. L ngỏ ý rủ ông T ngủ lại đến sáng sớm hôm sau rồi về sớm thì ông T đồng ý. Ông T chủ động cởi quần áo dài, chỉ mặc quần đùi ngắn và lên giường nằm, còn L cũng đi lại ngồi bên mép giường. Lúc này D từ xã E cũng về đến, nghe tiếng sột soạt trong nhà, D liền mở cửa đi vào thì phát hiện ông T và L đang nằm trên giường. Thấy D, ông T liền vùng lên bỏ chạy nhưng bị D đá một cái vào ngực làm ông T ngã ngửa, rồi D chạy về phía nhà bếp lấy một con dao dài khoảng 50cm dơ lên trước mặt ông T và nói “Đứa nào chạy ta chém chết”. D bắt ông T quỳ xuống trước mặt, thấy vậy L cũng qùy xuống để xin D đừng đánh nữa và thừa nhận việc ngoại tình với ông T. D hỏi ông T có việc ngoại tình không, ông T không thừa nhận nên D dùng tay, chân đánh ông T, lúc này L cũng dùng tay, dép, gậy và dây điện đánh nhiều cái vào người ông T. Sau đó, D nói L lấy sợi dây xích đang để dưới giường ngủ để trước mặt ông T, còn D lấy ổ khóa treo trên cửa rồi yêu cầu ông T dùng một đầu dây xích tự khóa chân mình lại, đầu xích còn lại D lấy dây kẽm cột vào cột nhà rồi dùng kiềm xoắn cố định lại. Đến khoảng 03h sáng ngày 16/3/2016, D và L đi ngủ để mặc ông T bị xích ở cột nhà. Đến khoảng 10h, D lại tra hỏi ông T nhưng ông T vẫn không thừa nhận việc ngoại tình với L, D tiếp tục dùng tay đánh ông T và dọa sẽ đi báo chính quyền nên ông T sợ và miễn cưỡng thừa nhận có quan hệ tình dục với L. Lúc này, D hỏi đi báo chính quyền giải quyết hay giải quyết nội bộ thì ông T xin giải quyết nội bộ và xin bồi thường bằng tiền, D đồng ý. Ông T nói sẽ bồi thường 6.000.000đ nhưng D nói “cái tội mày như vậy, phá hạnh phúc vợ chồng tao mà đền bằng ấy à” và tiếp tục dọa đi báo chính quyền địa phương, ông T sợ nên nâng lên 12.000.000đ. D quay qua hỏi L có đồng ý hay không, L nói là phải đưa 15.000.000đ mới được. Nghe vậy D nói với ông T “tội mày tao phải lấy 15.000.000đ, sao mày có đồng ý không”. Do bị trói và bị đánh nên ông T miễn cưỡng đồng ý. D bắt ông T viết giấy bồi thường theo nội dung mà D yêu cầu và yêu cầu ông T gọi điện để nói người nhà đưa tiền vào, nhưng chưa có tiền. D lục túi quần của ông T lấy 91.000đ và 01 điện thoại di động rồi bắt ông T viết giấy thế chấp chiếc xe mô tô biển kiểm soát 47M9-7870, với mục đích khi nào ông T đưa tiền thì D sẽ trả lại điện thoại và xe mô tô cho ông T. D lấy 91.000đ của ông T đưa cho L, nói L đi mua 02 ổ khóa, L đi mua hai ổ khóa hiệu Huy Hoàng về, D dùng hai ổ khóa này thay ổ khóa cũ và xích ông T lại, sau đó đóng cửa đi làm. Đến tối cùng ngày, khi đi làm về D tiếp tục yêu cầu ông T gọi điện để người nhà đưa tiền nhưng vẫn chưa có tiền, nên D và L đóng cửa đi làm. Ông T lấy được 01 cây xà beng tự phá ổ khóa rồi cầm cả sợi dây xích đến Công an trình báo.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 48/2016/HSST ngày 20/9/2016, Tòa án nhân dân huyện Krông Búk quyết định:
“Áp dụng khoản 1 Điều 123; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, phạt: Lê Văn D 09 tháng tù về tội “Bắt giữ người trái pháp luật”; Áp dụng khoản 1 Điều 135; các điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, phạt Lê Văn D 01 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Áp dụng Điều 50 tổng hợp chung của cả hai tội buộc bị cáo D phải chấp hành là 01 năm 09 tháng tù , thời gian thụ hình tính từ ngày bắt tạm giam, ngày 17/3/2016.
- Áp dụng khoản 1 Điều 123; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, phạt: Ngô Thị L 03 tháng tù về tội “Bắt giữ người trái pháp luật ; Áp dụng khoản 1 Điều 135; các điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, phạt Ngô
Thị L 01 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Áp dụng Điều 50 tổng hợp chung của cả hai tội buộc bị cáo L phải chấp hành là 01 năm 3 tháng tù , thời gian thụ hình tính từ ngày bắt giam thi hành án.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định trách nhiệm dân sự; mức án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 26/9/2016, Ngô Thị L có đơn kháng cáo xin được hưởng án treo.
Ngày 03/10/2016, Lê Văn D kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.
Tại Bản án phúc thẩm số 416/2016/HSPT ngày 10/11/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk quyết định:
“Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Lê Văn D và bị cáo Ngô hị L – giữ nguyên án sơ thẩm.
Áp dụng khoản 1 Điều 123; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS: xử phạt: Lê Văn D 09 tháng tù về tội “Bắt giữ người trái pháp luật; Áp dụng khoản 1 Điều 135; các điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46 BLHS, phạt Lê Văn D 01 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Áp dụng Điều 50 tổng hợp chung của cả hai tội buộc bị cáo D phải chấp hành là 01 năm 09 tháng tù thời gian thụ hình tính từ ngày bắt tạm giam, ngày 17/3/2016.
Xử phạt: Ngô Thị L 03 tháng tù về tội “Bắt giữ người trái pháp luật; Áp dụng khoản 1 Điều 135; các điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46 BLHS, xử phạt Ngô Thị L 01 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Áp dụng Điều 50 tổng hợp chung của cả hai tội buộc bị cáo L phải chấp hành là 01 năm 3 tháng tù , th ời gian thụ hình tính từ ngày bắt giam thi hành án”.
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 36/2016/KH-HS-VC2 ngày 09/5/2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 416/2016/HSPT ngày 10/11/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Bản án hình sự sơ thẩm số 48/2016/HSST ngày 20/9/2016 của Tòa án nhân dân huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk để điều tra lại theo quy định của pháp luật, với lý do: Hành vi của Lê Văn D và Ngô Thị L chiếm đoạt chiếc xe mô tô mang biển kiểm soát 47M9-7870, số tiền 91.000 đồng và 01 chiếc điện thoại di động của ông T đã đủ cấu thành tội “Cướp tài sản” ...để từ đó không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Lê Văn D và Ngô Thị L về hành vi chiếm đoạt chiếc xe mô tô mang biển kiểm soát 47M9-7870, số tiền 91.000 đồng và 01 chiếc điện thoại di động của ông T là bỏ lọt hành vi phạm tội”.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
XÉT THẤY
15.000.000 đồng cho D, L, nhưng vì không có tiền nên D, L buộc ông T viết giấy bồi thường 15.000.000đ, đồng thời viết giấy cầm xe mô tô biển kiểm soát 47M9- 7870 với số tiền 5.000.000đ và lục túi lấy của ông T 01 điện thoại di động cùng
91.000 đồng.
Về hành vi bắt giữ ông T: Trong quá trình điều tra bị cáo L có khai “Sau khi nhận điện thoại của ông T thì chồng tôi ghen tuông, mặc dù tôi giải thích nhiều lần nhưng ông D không tin mà bắt tôi phải gọi điện cho ông T vào để diễn tả lại những việc trước đây tôi đã ngoại tình với ông T như thế nào ... . Mặt khác, khi D hỏi có đồng ý ông T “bồi thường” với số tiền 12.000.000 đồng thì L nói “phải đưa 15.000.000 đồng mới được”. Như vậy, D đã biết trước việc L và ông T ngoại tình, D “buộc” L gọi điện hẹn ông T đến nhà mình, sau đó về bắt quả tang là có sự sắp đặt và chuẩn bị trước. Do đó cần làm rõ việc D và L có thông mưu để “Bắt giữ trái pháp luật” ông T không, nếu có thì cần truy tố D, L theo khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự.
Đối với hành vi buộc ông T viết giấy “bồi thường” với số tiền 15.000.000 đồng và giấy thế chấp chiếc xe mô tô biển kiểm soát 47M9-7870: D, L có hành vi xích chân ông T vào cột nhà, đe dọa giết, báo Công an, rồi dùng dây xích, dùng tay, chân, dép, dây điện để đánh đập dẫn đến ông T bị thương tích 02%, làm cho ông T lâm vào tình trạng không thể chống cự được để ép ông T viết giấy bồi thường với số tiền 15.000.000 đồng. D, L tiếp tục buộc ông T viết giấy cầm xe với giá 5.000.000đ, lãi suất 0,1% và lấy điện thoại ông T. Tuy nhiên, lúc này chiếc xe mô tô đang ở bên ông T, ông T vẫn sử dụng điện thoại để liên lạc yêu cầu người nhà đưa tiền vào cho D và L, mục đích của việc viết giấy cầm xe là để đảm bảo cho việc lấy được số tiền 15.000.000đ. Do đó hành vi này của D, L đã phạm vào tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Đối với hành vi lục túi quần lấy số tiền 91.000đ của ông T: Sau khi có hành vi xích chân ông T vào cột nhà, đánh đập làm ông T không còn khả năng kháng cự, D và L tự ý lục túi quần ông T để lấy tiền. Như vậy hành vi lục túi quần lấy số tiền 91.000 đồng của D, L đã đã cấu thành tội Cướp tài sản . Do đó cần phải điều tra, truy tố đối với hành vi Cướp tài sản của D và L.
Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng hành vi chiếm đoạt 91.000 đồng của D, L phạm vào tội “Cưỡng đoạt tài sản”, còn hành vi chiếm giữ 01 điện thoại di động hiệu Nokia, 01 chiếc xe mô tô biển kiểm sát 47M9-7870, do tổng giá trị tài sản là 5.700.000đ nên chưa đủ cấu thành tội “Chiếm giữ trái phép tài sản . Tòa án cấp phúc thẩm lại cho rằng, hành vi buộc ông T viết giấy bồi thường 15.000.000đ, giữ tài sản là chiếc xe mô tô, điện thoại di động là cấu thành tội “Cướp tài sản . Như đã phân tích ở trên, nhận định của Tòa án nhân dân huyện Krông Búk và Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Lăk là chưa chính xác.
Trong vụ án này, các hành vi phạm tội Bắt giữ người trái pháp luật,
Cưỡng đoạt tài sản và Cướp tài sản của Lê Văn D và Ngô Thị L có quan hệ mật thiết với nhau, hành vi phạm tội trước là tiền đề cho hành vi phạm tội sau, hơn nữa bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm cũng có những sai sót. Do đó, để giải quyết vụ án một cách triệt để cần phải hủy cả bản án hình sự sơ thẩm và bản án hình sự phúc thẩm để điều tra, truy tố, xét xử lại.
Vì các lẽ trên;
Căn cứ khoản 3 Điều 285; Điều 287 và Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự;
QUYẾT ĐỊNH
- Hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 416/2016/HSPT ngày 10/11/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk và bản án hình sự sơ thẩm số 48/2016/HSST ngày 20/9/2016 của Tòa án nhân dân huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk để điều tra lại đúng quy định của pháp luật.
- Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
Nơi nhận
| TM. ỦY BAN THẨM PHÁN CHÁNH ÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA (đã ký và đóng dấu) Nguyễn Anh Tiến |