CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2016

 
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
  1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt, vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
  2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định tại Nghị định này bao gồm các hành vi sau:
  3. a) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
  4. b) Vi phạm quy định trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
  5. c) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý đấu thầu;
  6. d) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  7. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư chưa được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt
Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Điều 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
  1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền.
  4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.
Điều 4. Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi quy định tại điều 41, điều 42, điều 43 và điều 44 của Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Chương II
CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 5. Vi phạm các quy định về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi
  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục lập và thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi;
  3. b) Không tuân thủ trình tự, thủ tục và điều kiện điều chỉnh chương trình, dự án.
  4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  5. a) Lập dự toán, thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức;
  6. b) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  7. c) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đầy đủ nội dung.
  8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  9. a) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không có trong quy hoạch hoặc chưa được cấp có thẩm quyền bổ sung quy hoạch;
  10. b) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng theo quy hoạch được phê duyệt.
  11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  12. a) Buộc hoàn trả các Khoản chi phí bị tăng thêm do việc lập dự toán, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
  13. b) Buộc điều chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
  14. c) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này;
  15. d) Buộc điềuchỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Điều 6. Vi phạm về việc báo cáo, cung cấp thông tin trong hoạt động đầu tư công
  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thiết kế chương trình, dự án không đầy đủ, không chính xác.
  3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  4. a) Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án;
  5. b) Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc theo dõi, đánh giá, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong triển khai kế hoạch, chương trình, dự án.
  6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
Điều 7. Vi phạm về việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập báo cáo theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án không trung thực, không khách quan.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  3. a) Không tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án;
  4. b) Không tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc chương trình, dự án.
Điều 8. Vi phạm quy định về sử dụng vốn đầu tư công
  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng hoặc vượt tiêu chuẩn, định mức đã được phê duyệt.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi về ngân sách Nhà nước số vốn đầu tư công đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 9. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư sử dụng vốn đầu tư công có cấu phần xây dựng
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư sử dụng vốn đầu tư công có cấu phần xây dựng về khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình, quản lý chất lượng, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Điều 10. Vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn;
  3. b) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung.
  4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  5. a) Không lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  6. b) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực.
  7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  8. a) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu vào Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
 
  1. b) Buộc gửi Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
....
Tải chi tiết văn bản tại đây
 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên minh hợp tác xã Việt Nam;
- Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam;
- Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam;
- Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).