Theo thống kê, 06 tháng đầu năm 2018 có tới gần 26.000 đơn xin đăng ký bảo hộ ở hữu công nghiệp. Trong đó, không ít trường hợp các đơn đăng ký trùng nội dung đăng ký. Nguyên tắc nào được áp dụng trong trường hợp này? Công ty Luật Hà Thành Asia sẽ phân tích căn cứ pháp lý sau đây.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009. Thì việc đăng ký bảo hộ sơ hữu công nghiệp áp dụng theo hai nguyên tắc như sau:

  Thứ nhất, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với sáng chế, kiêu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. điều 90, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009:

Điều 90. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên 

  1. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. 
  2. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. 
  3. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ”

Như vậy, cá nhân tổ chức nào có đơn đăng ký sớm hơn sẽ ddwuocj ưu tiên đăng ký, trường hợp, các đơn có ngày nộp giống nhau thì các bên tự thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì  các cá nhân, tổ chức sẽ bị tù chối cấp văn bằng bảo hộ.

Nguyên tắc 2, nguyên tắc ưu tiên ( điều 91 Luật sở hữu trí tuệ)

Ngày ưu tiên sẽ được xác định theo “nguyên tắc ưu tiên”, được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP. Trước thực tế có nhiều doanh nhiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì có thể nhãn hiệu của họ đã được bảo hộ tại quốc gia khác thì quyền ưu tiên sẽ là một lợi thế. Để có quyền ưu tiên, người nộp đơn phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Về chủ thể:Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước Paris;
  • Về đơn đăng ký:
    • Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris;
    • Đơn đầu tiên đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu;
    • Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
    • Có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
    • Nếu đơn đầu tiên được nộp tại nước ngoài: nộp kèm bản sao đơn đầu tiên, có xác nhận của cơ quan nhận đơn đó.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn luật Sở hữu trí tuệ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
 
CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!