Công ty Luật Hà Thành Asia tư vấn về cáchchia thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc.

Những ai được hưởng thừa kế trong trường hợp không có di chúc?

Theo Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người để lại di sản thừa kế chết mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế được chia theo thứ tự các hàng sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Di sản thừa kế chỉ được chia cho một hàng thừa kế và tuân theo trình tự ưu tiên là 1, 2, 3, nghĩa là những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước (do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản). Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Bên cạnh việc được hưởng quyền lợi, người thừa kế còn phải thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong thực tế có những trường hợp người chết để lại nhiều nghĩa vụ mà di sản thừa kế không đủ để thanh toán nên Điều 683 BLDS quy định thứ tự ưu tiên thanh toán như sau: chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng còn thiếu; tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; tiền công lao động; tiền bồi thường thiệt hại; thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước; tiền phạt; các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác; chi phí cho việc bảo quản di sản; các chi phí khác.

Thủ tục phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc?

Về thủ tục phân chia di sản thừa kế, trước hết việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật tiến hành bằng việc họp mặt gia đình để công bố về cách thức phân chia trên cơ sở quy định của pháp luật (Bộ luật dân sự năm 2015). Sau khi đã thỏa thuận được về vấn đề phân chia di sản thừa kế thì bạn cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng theo Điều 58 Luật công chứng 2014.

Liên hệ công ty Luật uy tín tư vấn di chúc:

Công ty Luật Hà Thành Asia với đội ngũ Luật sư chuyên đất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Thừa kế - di chúc. Công ty có chính sách hỗ trợ chi phí  trường hợp khách hàng là người bị hại; hô nghèo; gia đình chính sách…

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
 
CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí: 1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!