Vụ tranh chấp quyền tác giả bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” giữa ông Lê Phong Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Công ty Phan Thị) kéo dài 12 năm nhận được sợ quan tâm của dư luận. Theo thông báo, vụ việc sẽ được đưa ra xét xử lần đầu tiên vào lúc 8 giờ 30 tại TAND Q.1, TP.HCM.

Tóm tắt vụ việc như sau:

Theo những gì tác giả Lê Phong Linh, bút danh là Lê Linh chia sẻ trên trang cá nhân, anh là người đã đảm trách tất cả các khâu của truyện và ra mắt được đến tập 78. Tuy nhiên, sau đó vào năm 2006 thì xảy ra mâu thuẫn với bà Phan Thị Mỹ Hạnh - GĐ Công Ty Phan Thị và tranh chấp bản quyền bắt đầu từ đó.

Trước đó, từ năm 2002 - 2005, bộ truyện Thần đồng đất Việt được tung ra thị trường bởi tác giả Lê Linh và Công ty Phan Thị. Theo đó, tác giả Lê Linh đã cùng với bà Phan Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Công ty Phan Thị) đứng tên đăng ký quyền tác giả. Từ tháng 5.2002, Cục Bản quyền cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả, ghi nhận quyền tác giả thuộc về đồng tác giả là ông Lê Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, quyền tài sản (các quyền khai thác, sử dụng tác phẩm…) thuộc về Công ty Phan Thị.

Đến năm 2006, họa sĩ Lê Linh và Phan Thị xảy ra mâu thuẫn khi bà Hạnh cho những người khác vẽ lại các nhân vật của Thần đồng đất Việt trên các ấn phẩm khác. Sau khi yêu cầu phía Phan Thị xác nhận lại bản quyền thì họa sĩ Lê Linh phát hiện trong hồ sơ đăng ký bản quyền, bà Hạnh tự nhận là tác giả của các nhân vật. Phía họa sĩ Lê Linh cho rằng mình là tác giả nên có quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm, không ai có quyền sáng tác các tập tiếp theo dựa trên các nhân vật trong truyện của mình, họa sĩ Lê Linh đã dừng vẽ và đưa vụ việc nhờ tới pháp luật để giải quyết.Tháng 4.2007, họa sĩ Lê Linh đã chính thức khởi kiện Công ty Phan Thị lên Tòa án Kinh tế TP.HCM.

Trong khi vụ kiện của họa sĩ Lê Linh với công ty Phan Thị chưa được giải quyết, phía Phan Thị kiện ngược lại họa sĩ Lê Linh đã dùng hình ảnh nhân vật Trạng Tý (theo Phan Thị nhân vật này thuộc quyền khai thác của họ) để tạo ra nhân vật Long Tinh trong truyện Long Thánh.

Ý kiến của Luật sư Công ty luật Hà Thành Asia về vụ việc trên.

Căn cứ vào thông tin vụ án cũng như quy định của pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan tới tác giả, Công ty Luật Hà Thành Asia có quan điểm như sau.

  1. Họa sĩ Lê Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh có phải là đồng tác giả của cuốn truyện tranh “ Thần đồng đất Việt”?

Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Luật sở hữu trí tuệ :

“1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký…”

 

Như vậy, tác phẩm được xác lập ngay khi xuất hiện dưới một hình thức lần đầu tiên, do đó, Họa sĩ Lê Linh là tác giả của cuốn truyện tranh “ Thần đồng Đất Việt”. Điều này không có gì phải bàn cãi.

Việc bà Phan Thị Mỹ Hạnh kê khai và được cấp Giấy Chứng nhận đồng tác giả là chưa phù hợp bơi r theo lời khai tại tòa thì: Bà Hạnh là người lên ý tưởng. Tuy nhiên, dẫn chiếu theo quy định về quyền tác giả thì bà Hạnh không được coi là đồng tác giả vì bà không trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tác bộ truyện.

Theo điều 8 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan:

Điều 8. Tác giả, đồng tác giả

  1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:
  2. Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
  3. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
  4. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
  5. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
  6. Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.
  7. Họa sĩ Lê Linh có quyền yêu cầu dừng việc xâm phạm tính toàn vẹn của tác phẩm hay không?

Trường hợp Họa sĩ Lê Linh là tác giả duy nhất của bộ truyện Tranh thì tất nhiên có quyền nhân thân tuyệt đối.

Quyền nhân thân bao gồm:

-  Quyền đứng tên tác giả trên bản gốc và bản sao tác phẩm. Tác giả có quyền lựa chọn việc đứng tên thật, bút danh hoặc có thể chủ động không đứng tên, để tác phẩm của mình ở “tình trạng khuyết danh”. Quyền này của tác giả là quyền yêu cầu được ghi tên tác giả trên bản gốc, bản sao tác phẩm, quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát sóng tác phẩm.

 -  Quyền đặt tên tác phẩm là quyền quan trọng của tác giả để “khai sinh” cho tác phẩm của mình.

 -  Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền ngăn cấm hoặc cho phép người khác khai thác, sửa chữa tác phẩm của mình. Quyền này còn ngăn chặn người khác xuyên tạc, xâm phạm tới uy tín, danh dự của mình. Người biên tập có thể thực hiện việc sửa chữa tác phẩm, do sự thay đổi các chuẩn mực xã hội, ngôn từ và chính tả, nhưng phải được sự đồng ý của tác giả.

 -  Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của mình. Việc công bố hay chưa công bố tác phẩm tùy thuộc vào quyết định của tác giả.

 -    Trong các quyền trên, quyền đứng tên, quyền đặt tên và quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền được pháp luật quốc gia và quốc tế bảo hộ vô thời hạn và không được chuyển giao. Quyền công bố tác phẩm là quyền có thể để lại thừa kế, chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.

Nếu bà Phân Thị Mỹ Hạnh có căn cứ chứng minh mình là đồng tác giả thì tất nhiên, Họa sĩ Lê Linh vẫn có căn cứ để yêu cầu Công ty Phan Thị không phát hành thêm bộ truyện khi ông ngừng sáng tác. Theo quy định:

  • Tác phẩm được coi là đồng sở hữu chung duy nhất: Các phần riêng biệt do từng tác giả sáng tạo là không thể tách rời, hoặc việc sử dụng độc lập từng phần riêng biệt làm phương hại đến quyền lợi của các tác giả khác. Nếu tác phẩm là đồng sở hữu và không có thỏa thuận khác thì việc sử dụng, định đoạt tác phẩm phải được sự thỏa thuận của tất cả các đồng sở hữu. trường hợp có đồng sở hữu chết thì phải được sự thỏa thuận của những người thừa kế hợp pháp. 

Tác phẩm được coi là sở hữu chung từng phần: Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với phần riêng biệt đó.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
 
CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí: 1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!