Trong bài viết dưới đây, Luật sư Hà Thành Asia luận bàn về thủ tục hòa giải tại trung tâm trọng tài thương mại:

Hòa giải tại các Trung tâm trọng tài thương mại được áp dụng cho việc hòa giải tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới quan hệ pháp lý trong hoạt động thương mại, khi các bên quyết định tiến hành hòa giải tranh chấp của mình thông qua một trung tâm trọng tài được các bên lựa chọn.

 

 

Thủ tục hòa giải Trọng tài thương mại:

 - Khởi đầu quá trình hòa giải:
+ Bên có yêu cầu hòa giải phải gửi đơn đến Trung tâm trọng tài trình bày nội dung tranh chấp và yêu cầu của mình, nộp tạm ứng phí hòa giải theo quy định của từng Trung tâm trọng tài.
+ Trong một thời hạn được Trung tâm trọng tài quy định (thường là 05 ngày làm việc), kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải và tạm ứng phí hòa giải, Trung tâm trọng tài thông báo cho bên kia biết nội dung của việc hòa giải và yêu cầu nộp án phí hòa giải theo quy định của Trung tâm trọng tài đó. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bên nhận được yêu cầu hòa giải phải thông báo cho Trung tâm trọng tài đó biết việc chấp nhận hay từ chối hòa giải.
+ Trong trường hợp Trung tâm trọng tài nhận được trả lời không đồng ý hòa giải hoặc nếu hết thời hạn 15 ngày nêu trên mà Trung tâm trọng tài không nhận được trả lời thì đơn yêu cầu hòa giải coi như bị bác và Trung tâm trọng tài thông báo cho bên gửi đơn yêu cầu hòa giải biết.
+ Quá trình hòa giải bắt đầu khi Trung tâm trọng  tài nhận được thông báo chấp nhận hòa giải bằng văn bản và tạm ứng phí hòa giải của bên nhận được yêu cầu hòa giải. Mọi chấp nhận hòa giải phải được làm thành văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp các bên cùng có đơn yêu cầu hòa giải gửi tới Trung tâm trọng tài thì quá trình hòa giải bắt đầu từ thời điểm Trung tâm trọng tài nhận được đơn yêu cầu và tạm ứng phí hòa giải.
Sẽ có một hòa giải viên tiến hành hòa giải trừ khi các bên có thỏa thuận là có hai hoặc ba hòa giải viên. Trong quá trình hòa giải, hòa giải viên phải giữ bí mật mọi vấn đề liên quan tới quá trình hòa giải, kể cả thỏa thuận hòa giải. Việc chỉ định hòa giải viên được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Trong trường hợp có một hòa giải viên duy nhất, các bên cần thỏa thuận về tên của hòa gải viên duy nhất đó;
+ Trong trường hợp có hai hòa giải viên, mỗi bên chỉ định một hòa giải viên;
+ Trong trường hợp có ba hòa giải viên, mõi bên chỉ định một hòa giải viên. Các bên cần thỏa thuận về tên của hòa giải viên thứ ba.
Sau khi lựa chọn được hòa giải viên, các bên phải nộp bản trình bày ý kiến của mình về các vấn đề đang tranh chấp cho hòa giải viên. Mỗi bên đồng thời phải gửi bản trình bày đó cho bên kia. Tại bất cứ thời điểm nào của quá trình hòa giải, hòa giải viên có thể yếu cầu một hoặc các bên nộp cho mình bản trình bày và các căn cứ bổ sung về những vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp, hoặc bất cứ tài liệu nào xét thấy cần thiết cho việc hòa giải.
* Chấm dứt quá trình hoà giải:
Quá trình hòa giải chấm dứt:
+ Vào ngày mà các bên ký vào văn bản thoả thuận hoà giải;
+ Vào ngày công bố văn bản của hoà giải viên về việc không thể giải quyết vụ tranh chấp bằng hoà giải sau khi hoà giải viên đã nỗ lực hỗ trợ nhưng các bên không thể đạt được một thoả thuận hoà giải;
+ Vào ngày công bố bằng văn bản của một bên hoặc các bên gửi tới hoà giải viên yêu cầu chấm dứt hoà giải;
+  Vào ngày hết thời hạn chỉ định hoặc yêu cầu chỉ định hoà giải viên;
+ Vào ngày hết hạn nộp bản trình bày và các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của hoà giải viên; hết hạn nộp chi phí hoà giải theo yêu cầu của Trung tâm trọng tài.
 + Vào ngày một hoặc các bên đưa vụ tranh chấp đang là đối tượng của quá trình hoà giải ra kiện tại trọng tài hoặc tòa án.
* Chi phí hoà giải bao gồm:
+ Phí hành chính theo quy định của Trung tâm trọng tài;
+ Một khoản thù lao hợp lý cho hoà giải viên;
+ Chi phí đi lại và các chi phí khác của hoà giải viên;
+ Chi phí đi lại và các chi phí khác của nhân chứng theo yêu cầu của hoà giải viên với sự đồng ý của các bên;
+ Chi phí về tư vấn của các chuyên gia và chi phí phiên dịch theo yêu cầu của các bên hoặc của hoà giải viên với sự đồng ý của các bên

Luật sư đàm phán hòa giải trọng tài thương mại

Các bên có thể cử người đại diện hoặc trợ giúp cho mình trong quá trình hòa giải. Công ty Luật Hà Thành Asia với đội ngũ luật sư đàm phán hòa giải trọng tài thương mại giàu kinh nghiệm sẽ là người đại diện tốt nhất cho quý khách hàng nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của quý khách hàngtrong quá trình hòa giải.
Hòa giải viên có thể trực tiếp gặp từng bên hoặc các bên và cũng có thể giao dịch, trao đổi với họ dưới bất kỳ hình thức nào. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác về nơi gặp gỡ hòa giải viên, việc tổ chức nơi gặp gỡ sẽ do hòa giải viên quyết định, có tính tới hoàn cảnh của quá trình hòa giải.
Mọi văn bản trao đổi giữa hòa giải viên với mỗi bên, mọi thông tin khác mà hòa giải viên nhận được từ một bên, hòa giải viên phải gửi (nếu những nội dung trên lập bằng văn bản) hoặc thông báo cho bên kia biết để bên kia có cơ hội trình bày ý kiến của mình. Trong trường hợp một bên đưa ra một thông tin nào đó cho hòa giải viên biết với yêu cầu là thông tin đó phải được giữ bí mật, thì hòa giải viên không được công bố thông tin đó cho bên kia biết.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến thủ tục hòa giải Trọng tài thương mại, quý khách muốn biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục hòa giải tại Trung tâm trọng tài thương mại, chi phí hòa giải tại Trung tâm trọng tài thương mại, vui lòng liên hệ Tổng đài hỗ trợ trực tuyến của Công ty Luật Hà Thành Asia: 1900 8963 để nhận được sự giúp đỡ từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của công ty chúng tôi.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
 
CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí: 1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!