1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động. BHTN là các chế độ trợ cấp hoặc hỗ trợ nhằm chia sẻ rủi ro giữa những NLĐ khi bị mất việc làm, giúp NLĐ học nghề, tìm kiếm việc làm để giúp họ nhanh chóng trở lại thị trường lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013). Như vậy, BHTN được hiểu là một giáp pháp nhằm khắc phục tình trạng thất nghiệp đối với người tham gia BHTN và góp phần điều tiết sự chuyển dịch lao động trong nền kinh tế thị trường.

2. Đối tượng tham gia       

Đối tượng áp dung BHTN là những người trong độ tuổi lao động tham gia quan hệ lao động nhưng bị mất việc làm và tạm thời không có thu nhập. Theo Luật Việc làm năm 2013 và Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì đối tượng bắt buộc phải tham gia vào BHTN gồm có: NLĐ và NSDLĐ.
- Người lao động tham gia BHTN
Theo khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 có quy định thì NLĐ tham gia BHTN là những người giao kết các loại hợp đồng lao đồng (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) sau đây với NSDLĐ: (1) Hợp đồng lao đồng hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; (2) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; (3) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm giải thích: NLĐ là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao đọng và có nhu cầu làm việc. Do đó có thể thấy tất cả công dân Việt Nam, từ đủ 15 tuổi trở lên, tham gia vào thị trường lao động có HĐLĐ từ tối thiểu 03 tháng trở lên đều có quyền và nghĩa vụ tham gia BHTN. Tuy nhiên, Luật đã loại trừ 02 trường hợp NLĐ không phải tham gia BHTN gồm: (1) NLĐ giúp việc nhà; (2) NLĐ đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Người sử dụng lao động tham gia BHTN
Theo khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, những đối tượng là NSDLĐ sau đây phải tham gia BHTN: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Đối với trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì NLĐ và NSDLĐ của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Việc làm về BHTN, thì khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ tiếp tục tham gia vào BHTN tại hợp đồng giao kết kế tiếp so với hợp đồng giao kết đầu tiên.

3. Về điều kiện hưởng TCTN

NLĐ mất việc làm muốn được hỗ trợ, giải quyết quyền lợi BHTN thì phải tham gia BHTN. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng TCTN mà phải đáp dưng đủ những điều kiện sau đây:
Một là, NLĐ phải đóng BHTN trong một thời gian nhất định từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi HĐLĐ chấm dứt đối với trường hợp kí kết HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn; đóng từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp kí kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc một công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Hai là, HĐLĐ hoặc HĐLV đã chấm dứt nhưng sẽ không thuộc trường hợp hợp đồng chấm dứt do: (1) NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV trái pháp luật; (2) NLĐ đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Ba là, NLĐ mất việc phải đăng ký thất nghiệp, đăng kí làm việc tại cơ quan lao động có thẩm quyền do nhà nước quy định.
Các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm thất nghiệp năm 2022 - Luật Hà Thành Asia - 19008963

4. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2022

Theo Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
  • NLĐ đóng 1% tiền lương tháng (do NSDLĐ trích nộp thay).
  • NSDLĐ: đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.
  • Nhà nước:  hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

5. Mức hưởng TCTN

Được tính dựa vào mức bình quân tiền lương đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, bằng 60% mức này.
Mức hưởng hang tháng=Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệpx60%
Mức hưởng này tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

6. Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Để hưởng BHTN, người lao động thực hiện 04 bước sau:
Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng BHTN tới trung tâm dịch vụ việc làm.
Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
Bước 4: Hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.
Lưu ý: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

7. Nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp

 Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì người lao động được đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại địa phương mà mình muốn nhận trợ cấp thất nghiệp
Trường hợp đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu thì người lao động có thể chuyển nơi hưởng TCTN đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Bất cứ người lao động hay người sử dụng lao động nào cũng nên biết đến những thông tin nêu trên để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân và doanh nghiệp mình.
Trên đây là những điều cần biết khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hy vọng chúng tôi đã giải đáp một phần nào đó những thắc mắc của các bạn về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp. Mọi thông tin thắc mắc và cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ chúng tôi.
Công ty Luât TNHH Hà Thành Asia cung cấp dịch vụ pháp lý trực tuyến đa dạng, như tổng đài tư vấn pháp luật 1900 8963, tin nhắn, video call, website… các luật sư, chuyên gia có thể dễ dàng tương tác với khách hàng, cung cấp dịch vụ pháp lý với chất lượng cao, thời gian nhanh nhất, chi phí hợp lý nhất. Với kinh nghiệm dày dặn của các luật sư, chuyên viên trên đa dạng các lĩnh vực: Tư vấn pháp luật, dịch vụ tranh tụng và trọng tài, giấy phép con, doanh nghiệp,… hy vọng sẽ đem đến những giải pháp tối ưu nhất cho quý khách hàng.

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!