Gây tai nạn rồi bỏ chạy” là hành vi thể hiện ý thức vô cùng kém khi tham gia giao thông. Chính vì thế, pháp luật đã có những quy định và cách xử phạt dành cho việc làm “đáng trách” này. Vậy pháp luật đã có quy định như thế nào? Cách xử lý ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ.
 
Gây tai nạn rồi bỏ chạy thì chịu mức án phạt nào?
Gây tai nạn rồi bỏ chạy thì chịu mức án phạt nào?
 

Tại sao người ta thường bỏ chạy sau khi gây tai nạn?

Việc nhiều người thường bỏ chạy sau khi gây tai nạn có nhiều nguyên nhân:

Quá hoảng sợ

  • Sau khi gây tai nạn, nhiều người vì quá hoảng sợ, không làm chủ được hành động của mình nên đã cuống cuồng bỏ chạy trong vô thức. Hoặc là có nhiều người sợ “bị đánh”.
  • Trong nhiều trường hợp, thân nhân của người bị tai nạn vì quá kích động nên đã có những hành vi đánh đập người gây ra tai nạn nên có thể vì sợ bị người nhà nạn nhân hành hung nên người gây tai nạn đã bỏ chạy khỏi hiện trường.

Thiếu ý thức trách nhiệm

Mức xử phạt dành cho hành vi “gây tai nạn rồi bỏ chạy”

 
Mức xử phạt dành cho hành vi “gây tai nạn rồi bỏ chạy”
 

Việc gây tai nạn rồi bỏ chạy sẽ bị xử lý như sau:

  • Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ có mức phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 2 đến 4 tháng. Với hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ và không có tín hiệu báo hướng rẽ, tài xế này sẽ có mức phạt từ 600.000 - 800.000 đồng.
  • Trong khi đó, nếu theo Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:
  • Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm;
  • Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
  • Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn…
(Nguồn: Báo Dân trí: https://dantri.com.vn/o-to-xe-may/hinh-phat-nao-cho-lai-xe-oto-gay-tai-nan-roi-bo-chay-20161108141048947.htm)
 
 
Dù xét dưới góc độ nào thì việc gây tai nạn rồi bỏ chạy vẫn là một hành vi sai trái, cần được bài trừ.

Nếu như, bạn, gia đình hoặc người quen rơi vào trường hợp này và muốn đòi lại sự công bằng nhờ pháp luật thì hãy liên hệ đến Hotline: 19008963 của Công ty Luật Hà Thành Asia - Công ty chuyên tư vấn về luật tốt nhất hiện nay để được hỗ trợ.
 
Luật Hà Thành - Luôn đồng hành để đem đến công bằng cho bạn
Luật Hà Thành - Luôn đồng hành để đem đến công bằng cho bạn