Trả lời:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015
  • Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007

Tư vấn

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật TNHH Hà Thành Asia, với nội dung câu hỏi bạn đã cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Quy định về phòng vệ chính đáng trong Bộ luật hình sự năm 2015

Tại Điều 22 BLTTHS năm 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc li ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy him cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”.
Phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi của người vì muốn bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
  • Về cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng:
Theo quy định của Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 thì quyền phòng vệ chính đáng được phát sinh khi có sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân. Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể.   
Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm). Sự tấn công này có thể được thể hiện qua những hành động của người tấn công (như hành động cướp, hành động hiếp dâm,…) nhưng cá biệt cũng có thể qua không hành động (như hành vi không cấp của những người bị tai nạn của người bác sĩ mà không có lý do chính đáng).
  • Nội dung quyền phòng vệ chính đáng:
Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm.
Hành vi chống trả lại hành vi vi phạm phải cần thiết (tương xứng với hành vi xâm phạm). Để đánh giá sự tương xứng giữa hành vi vi phạm và hành vi phòng vệ phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố như: tính chất của hành vi vi phạm, công cụ phương tiện phạm tội, tính mãnh liệt của hành vi phạm tội
Hành vi phòng vệ phải được thực hiện ngay khi có hành vi vi phạm. Đồng thời hành vi phòng vệ không phải là phòng vệ quá sớm hay phòng vệ quá muộn hay phòng vệ tưởng tượng. Đồng thời hành vi phòng vệ phải tác động vào và gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm.
Bị chồng đánh vợ có quyền phòng vệ không? - Luật Hà Thành Asia - 19008963

2. Tư vấn nội dung câu hỏi của khách hàng

Trong câu hỏi bạn gửi đến, chúng tôi hiểu rằng em gái bạn thường xuyên bị chồng bạo hành, đánh đập gây tổn hại đến sức khỏe.
Theo quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi của em rễ bạn được xem một trong số các hành vi bạo lực gia đình.
Tại khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống bạo lực gia đình cũng quy định rất rõ: “2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật”. Hành vi bạo lực gia đình sẽ tùy trường hợp cụ thể mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sư. Do vậy, khi bị chồng bạo hành em gái của bạn có thể làm đơn tố cáo ra cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được xử lý, giải quyết.
Đối với câu hỏi của bạn, khi em gái bạn bị chồng bạo hành có thể được phòng vệ hay không? căn cứ vào quy định mà chúng tôi đã phân tích ở trên thì việc phòng vệ chính đáng là quyền của công dân. Do vậy, có thể khẳng định, khi em gái bạn bị chồng bạo hành thì em gái bạn hoàn toàn có quyền phòng vệ chính đáng (chống trả lại sự tấn công của chồng)
Tuy nhiên, việc thực hiện quyền phòng vệ chính đáng cũng phải cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật, tránh trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc phòng vệ quá sớm hay phòng vệ quá muộn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hà Thành Asia đối với câu hỏi bị chồng đánh vợ có quyền phòng vệ không?.
Một lưu ý, đây là trường hợp vụ việc có tính chất tham khảo, còn tùy nội dung vụ việc cụ thể của khách hàng mà chúng tôi sẽ có những tư vấn cụ thể và chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Liên hệ để được tư vấn ngay. Tổng đài tư vấn miễn phí 1900 8963.

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!