Quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại chỉ được áp dụng trong trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ Luật Tố tụng Hình sự về các tội ít nghiêm trọng và 2 trường hợp đối với tội phạm nghiêm trọng:
- Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015: Về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Khoản 1 Điều 135 BLHS 2015: Về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Khoản 1 Điều 136 BLHS 2015: Về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
- Khoản 1 Điều 138 BLHS 2015: Về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Khoản 1 Điều 139 BLHS 2015: Về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- Khoản 1 Điều 141 BLHS 2015: Tội hiếp dâm
- Khoản 1 Điều 143 BLHS 2015: Tội cưỡng dâm
- Khoản 1 Điều 155 BLHS 2015: Tội làm nhục người khác
- Khoản 1 Điều 156 BLHS 2015: Tội vu khống
- Khoản 1 Điều 226 BLHS 2015: Tội vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
Khi cơ quan có thẩm quyền nhận đơn yêu cầu khởi tố vụ án của bị hại, thì cần phải xem xét có thuộc trường hợp không được khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 157 BLTTHS 2015 hay không thì mới đưa ra quyết định khởi tố vụ án. Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được quyền khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại và họ chỉ được quyền rút yêu cầu khởi tố thuộc một trong các tội danh được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 của BLTTHS năm 2015.  BLTTHS năm 2015 cho phép người bị hại có thể rút yêu cầu khởi tố vụ án vào bất cứ giai đoạn tố tụng nào trong quá trình giải quyết vụ án, nhằm đảm bảo cho bị hại có nhiều thời gian để cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại trong việc đưa vụ án ra xét xử. Khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 157 BLHS năm 2015 nếu người đã yêu cầu rút đơn mà xuất phát từ sự tự nguyên, không bị ép buộc hay cưỡng bức, Từ đó, khi đã rút hơn yêu cầu khởi tố thì bị hại sẽ không có quyền yêu cầu lại cơ quan có thẩm quyền.

1.         Chủ thể rút yêu cầu khởi tố

Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015, “bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết” có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Theo Điều 62 BLTTHS năm 2015 quy định, bị hạ là “cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiết hạ về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.
Như vậy, chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án không chỉ có nguyên cá nhân mà còn mở rộng ra cả cơ quan, tổ chức khi trực tiếp đang bị thiệt hại. Để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì phải đáp ứng hai điều điện là có dấu hiệu phạm tội thuộc một trong các tội được quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS và có yêu cầu khởi tố của bị hại. Khi đủ 02 điều kiện cần và đủ vậy thì mới được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Vì vậy, chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố là “người đã yêu cầu khởi tố”. Người đã yêu cầu khởi tố có thể là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại

2.         Nội dung

Nội dung yêu cầu khởi tố là yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, xử lý sự việc có dấu hiệu tội phạm. Vì vậy, đơn yêu cầu khởi tố vụ án phải thể hiện rõ ràng mà người tố giác mong muốn. Nội dung yêu cầu khởi tố chứa đựng thông tin về tội phạm, tố giác tội phạm, xác định dấu hiệu tội phạm. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS, phải đồng thời có dấu hiệu tội phạm và đơn yêu cầu khởi tố của bị hại mới được khởi tố vụ án hình sự.
 
Bị hại yêu cầu rút đơn khởi tố Vụ án Hình sự - Luật Hà Thành Asia - 19008963

3.         Hậu quả pháp lý

3.1.      Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố

Yêu cầu khới tố vụ án hình sự của bị hại là điều kiện cần thiết và bắt buộc để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố trong các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là vụ án sẽ được khởi tố và giải quyết theo thủ tục chung và tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị hại hoặc người đại diện của họ sẽ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa theo quy định tại khoản 4 Điều 320 BLTTDS 2015.
Sau khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền phải đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác định xem có căn cứ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại sau khi có quyết định khởi tố sẽ giải quyết theo thủ tục chung.

3.2.      Hậu quả pháp lý của không yêu cầu khởi tố

Đối với các tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu, việc không yêu cầu khởi tố là căn cứ để quyết định không khởi tố vụ án hình sự, hủy quyết định khởi tố vụ án hình sự, đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.
- Không khởi tố vụ án: BLTTHS năm 2015 quy định về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp chỉ khởi tố vụ án khi có yêu cầu khởi tố của bị hại theo khoản 8 Điều 157 BLTTHS 2015 thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án.
- Đình chỉ điều tra: Điểm a khoản 1 Điều 230 BLTTHS 2015 quy định khi có căn cứ tội phạm thuộc trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại mà bị hại hoặc người đại diện của họ không yêu cầu thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra. Đình chỉ điều tra à việc cơ quan có thẩm quyền chấm dứt tiến hành điều tra đối với các vụ án hoặc bị can trong những trường hợp do pháp luật quy định.
- Đình chỉ vụ án: Theo quy định tại khoản 1 Điều 248 BLTTHS năm 2015, Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án nếu có căn cứ tội phạm thuộc trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu, Viện Kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án trong thời hạn kể từ khi thụ lý hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra đến khi trước khi chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm.

3.3.      Hậu quả pháp lý của rút yêu cầu khởi tố

Việc rút yêu cầu khởi tố dẫn đến phải đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án. Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015, hậu quả pháp lý của rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là vụ án phải được đỉnh chỉ. Trong giai đoạn điều tra, nếu tội phạm thuốc trường hợp khởi tố theo yêu cầu mà người đã yêu cầu tự nguyên rút yêu cầu thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra (điểm a Khoản 1 Điều 230 BLTTHS). Trong giai đoạn truy tố, nếu tội phạm thuốc trường hợp khởi tố theo yêu cầu mà người đã yêu cầu tự nguyên rút yêu cầu thì Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án (khoản 1 điều 248 BLTTHS). Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tội phạm thuốc trường hợp khởi tố theo yêu cầu mà người đã yêu cầu tự nguyên rút yêu cầu thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án (điểm a khoản 1 Điều 282 BLTTHS)
Ngoài ra việc tự nguyện rút yêu cầu khởi tố của bị hại ngoài việc vụ án phải được đình chỉ thì còn dẫn đến hậu quả như không được yêu cầu khởi tố lại và phải gánh chịu án phí.
 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!