TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 81/2002/TANDTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2002

 

CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 81/2002/TANDTC NGÀY 10 THÁNG 6 NĂM 2002 VỀ VIỆC GIẢI ĐÁP CÁC VẤN ĐỀ NGHIỆP VỤ

Kính gửi:

- Các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp
- Các đơn vị thuộc Toà án nhân dân tối cao
Trong thời gian chuẩn bị Hội nghị và tại Hội nghị triển khai công tác ngành Toà án năm 2002 và tập huấn nghiệp vụ (từ ngày 28 đến ngày 30-12-2001) cũng như trong thời gian vừa qua nhiều Toà án nhân dân địa phương và Toà án quân sự các cấp đề nghị Toà án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ. Sau đây là giải đáp của Toà án nhân dân tối cao về các vấn đề đó; cụ thể là:
I. VỀ HÌNH SỰ.
1. Có ý kiến cho rằng Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 32) nhưng không quy định là để thi hành Bộ luật hình sự cụ thể nào, thế nhưng trong Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 28-1-2000 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc triển khai thực hiện Mục 3 Nghị quyết của Quốc hội "về việc thi hành Bộ luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 229) và Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA ngày 5-7-2000 "Hướng dẫn thi hành Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 và Mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 của Quốc hội" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 02) lại nêu cụ thể là Bộ luật hình sự năm 1999.Như vậy Nghị quyết số 229 và Thông tư liên tịch số 02 có mâu thuẫn với Nghị quyết số 32 hay không?
Trước hết cần phải khẳng định là các văn bản quy phạm pháp luật này không có gì mâu thuẫn với nhau. Tất cả các văn bản này đều có nội dung triển khai thi hành Bộ luật hình sự năm 1999. Nghiên cứu Nghị quyết số 32 chúng ta có thể nhận thấy mặc dù tên của Nghị quyết là "về việc thi hành Bộ luật hình sự", nhưng trong nội dung của Nghị quyết đã thể hiện rõ là về việc thi hành Bộ luật hình sự năm 1999; cụ thể tại Mục 1 của Nghị quyết đã quy định: "Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21-12-1999 có hiệu lực từ ngày 01-7-2000". Bộ luật hình sự này thay thế... Như vậy khái niệm "Bộ luật hình sự này" trong Nghị quyết số 32 phải hiểu là Bộ luật hình sự năm 1999.
Giả thiết cho rằng trong nội dung Nghị quyết số 32 chỉ đề cập đến "Bộ luật hình sự" mà không có một quy định nào đề cập cụ thể đến "Bộ luật hình sự năm 1999" và để hiểu thống nhất là Bộ luật hình sự nào, thì theo quy định của Hiến pháp năm 1992 Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền giải thích cụ thể đó là Bộ luật hình sự nào; do đó, trong Nghị quyết số 229 đã giải thích cụ thể đó là Bộ luật hình sự năm 1999 là không có gì mâu thuẫn. Trên cơ sở Nghị quyết số 229, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành Thông tư liên tịch số 02 và hướng dẫn cụ thể đó là Bộ luật hình sự năm 1999 là đúng quy định của pháp luật.
2. Khi áp dụng Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999, việc so sánh Bộ luật hình sự năm 1999 với Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định trường hợp nào thuộc quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 được thực hiện như thế nào? So sánh các điều luật tương ứng quy định trong hai Bộ luật hình sự hay so sánh các khoản cụ thể trong các điều luật tương ứng quy định trong hai Bộ luật hình sự này?
Trong các khoản 1, 2 và 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Điều luật được áp dụng...", "Điều luật quy định một tội phạm...", "Điều luật xoá bỏ một tội phạm...". Khác với Điều 7, trong Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định các loại tội phạm không dùng "điều luật" mà dùng "khung hình phạt đối với tội ấy..."; do đó, việc so sánh Bộ luật hình sự năm 1999 với Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định trường hợp nào thuộc quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 được thực hiện bằng việc so sánh các điều luật tương ứng quy định trong hai Bộ luật hình sự. Vấn đề này đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA ngày 5-7-2000 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an "Hướng dẫn thi hành Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 và Mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 của Quốc hội" (sau đây gọi tắt và viết tắt là TTLT số 02). Ngoài ra, việc so sánh phải bằng các điều luật tương ứng quy định trong hai Bộ luật hình sự, chứ không phải bằng các khoản cụ thể trong các điều luật tương ứng, bởi vì trong nhiều điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định nhiều khoản hơn trong điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự năm 1985. Ví dụ: "Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" Điều 102 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định 1 khoản, còn Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hai khoản hoặc "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác" (không thuộc trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, không thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng) Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định 3 khoản, còn Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 4 khoản. Nếu so sánh theo khoản thì trong các trường hợp này không thể so sánh được.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy bằng việc so sánh các điều luật tương ứng thì điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn, nhưng điều luật của Bộ luật hình sự năm 1985 có quy định khác có lợi hơn hoặc ngược lại; do đó, tại điểm b7 Mục 2 và tại điểm d7 Mục 3 TTLT số 02 đã hướng dẫn cụ thể việc áp dụng pháp luật trong các trường hợp này.
Hai ví dụ sau đây minh hoạ việc so sánh trên:
a. Về tội giết người: So sánh Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 với Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 nếu theo điều luật, rõ ràng Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 nhẹ hơn; do đó, đối với hành vi giết người được thực hiện trước ngày 1-7-2000 mà không thuộc một trong các trường hợp định khung tăng nặng, thì phải áp dụng khoản 2 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 để xét xử. Tuy nhiên, xem xét khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 thì mức cao nhất của khung hình phạt là mười lăm năm tù; do đó, tuy áp dụng khoản 2 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 để xét xử, nhưng phải áp dụng tinh thần quy định có lợi cho người phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999, cụ thể là dù trong trường hợp nào cũng không được xử phạt quá mười lăm năm tù.
b. Về tội cố ý gây thương tích: So sánh Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 với Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 nếu theo điều luật, rõ ràng Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 nhẹ hơn; do đó, đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác được thực hiện trước ngày 1-7-2000 mà tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng thuộc trường hợp có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm thì phải áp dụng Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 để xét xử. Tuy nhiên, trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành thì phải áp dụng khoản 2 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 để xét xử, nhưng nay theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 trường hợp này thuộc quy định tại khoản 1; do đó, cần áp dụng tinh thần quy định này có lợi cho người phạm tội, cho nên chỉ được áp dụng khoản 1 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 để xét xử.
3. Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999, thì khi cho hưởng án treo Toà án ấn định thời gian thử thách. Thế nhưng tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30-10-2000 của Chính phủ lại quy định thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án? Như vậy, hai quy định này có mâu thuẫn với nhau không? Toà án ấn định thời gian thử thách như thế nào? Thời gian thử thách được tính từ ngày nào?
Quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30-10-2000 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 61) không có gì mâu thuẫn với quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999.
Việc Toà án cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách vẫn thực hiện theoquy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 theo thủ tục chung; cụ thể là vẫn thực hiện như các hướng dẫn trước đây.
Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61 quy định: "Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì thời gian thử thách cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian thử thách được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án".
Như vậy quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61 được áp dụng đối với người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương nếu vẫn được tiếp tục làm việc, thì thời gian thử thách để được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ chỉ được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án, chứ không phải kể từ ngày Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách.
4. Một người đang chấp hành hình phạt tù do bị ốm nặng đã được Chánh án Toà án ra quyết định cho được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, thì người đó lại phạm tội mới và bị đưa ra xét xử.Trong trường hợp này phải áp dụng khoản nào của Điều 51 Bộ luật hình sự năm 1999 để tổng hợp hình phạt?
Một người đang chấp hành hình phạt tù do bị ốm nặng đã được Chánh án Toà án ra quyết định cho được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, thì người đó đang phải chấp hành bản án đối với phần hình phạt tù còn lại và các quyết định khác trong bản án, mà họ chưa thi hành. Nếu trong thời gian này người đó lại phạm tội mới và bị đưa ra xét xử, thì việc tổng hợp hình phạt đối với họ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 1999.
5. Người phạm tội bị bắt quả tang đã khai báo đầy đủ hành vi phạm tội của mình, thì có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ "thành khẩn khai báo" quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 hay không?
Mặc dù người phạm tội bị bắt quả tang, nhưng sau khi bị bắt đã khai báo đầy đủ hành vi phạm tội của mình phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án thì Toà án áp dụng tình tiết giảm nhẹ "thành khẩn khai báo" quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 cho họ. Nếu sau khi bị bắt người phạm tội quanh co, chối tội hoặc khai báo không đúng sự thật của vụ án và chỉ sau khi cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh được đầy đủ hành vi phạm tội của họ, họ mới nhận sự việc phạm tội của họ đúng như cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh, thì không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ "thành khẩn khai báo" quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp tại cơ quan điều tra hoặc tại phiên toà sơ thẩm người phạm tội quanh co, chối tội hoặc khai báo không đúng sự thật, nhưng sau khi có kết luận điều tra hoặc sau khi xét xử sơ thẩm đến phiên toà phúc thẩm đã khai báo lại một cách đầy đủ và đúng sự thật diễn biến việc phạm tội, thì vẫn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ "thành khẩn khai báo" đối với họ, nhưng mức độ giảm nhẹ trong trường hợp này không thể bằng trong trường hợp ngay từ đầu họ đã khai báo đầy đủ và đúng sự thật diễn biến việc phạm tội.
6. Khi xét xử vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích, trong đó bị cáo là chồng (hoặc là vợ), người bị hại là vợ (hoặc là chồng) thì có buộc người chồng (hoặc người vợ) phải bồi thường thiệt hại cho người vợ (hoặc người chồng) do sức khoẻ bị xâm phạm hay không?
Về nguyên tắc theo quy định tại Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1999, các điều 609, 610 và 613 Bộ luật dân sự thì người chồng (hoặc người vợ) phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc Toà án có buộc người chồng (hoặc người vợ) phải bồi thường thiệt hại cho người vợ (hoặc người chồng) do sức khoẻ bị xâm phạm hay không là phụ thuộc vào người bị hại có yêu cầu hay không. Trong trường hợp người bị hại là người vợ (hoặc người chồng) có yêu cầu thì Toà án cần buộc người chồng (hoặc người vợ) có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người vợ (hoặc người chồng) do sức khoẻ bị xâm phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần chú ý là quan hệ giữa bị cáo và người bị hại là vợ chồng cho nên còn bị điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình; do đó, khi quyết định việc bồi thường thiệt hại cần chú ý đến các quy định của Luật hôn nhân và gia đình về trách nhiệm, nghĩa vụ của vợ, chồng; về chế độ tài sản riêng, tài sản chung của vợ, chồng...
7. Phân biệt việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp "tự thú" và trong trường hợp "đầu thú" như thế nào?
"Tự thú" là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện. "Đầu thú" là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 2-6-1990 của Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp "Hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú", thì các trường hợp này đều được coi là tự thú. Tuy hướng dẫn các trường hợp này đều được coi là tự thú để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng không hướng dẫn cụ thể trong trường hợp nào áp dụng khoản 1, trong trường hợp nào áp dụng khoản 2 Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985. Để áp dụng đúng và thống nhất tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong các trường hợp trên đây, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể như sau:
- Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ "tự thú" quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.
- Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Cũng cần chú ý là, trong trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999.
8. Đối với người nước ngoài phạm tội nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu xử phạt tù thì không thể cho hưởng án treo được. Vậy có thể áp dụng hình phạt tiền đối với họ được không?
Việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người phạm tội nói chung, cũng như đối với người nước ngoài phạm tội nói riêng phải tuân thủ quy định tại Điều 30 Bộ luật hình sự năm 1999. Trong trường hợp người phạm tội là người nước ngoài có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu xử phạt tù thì không thể cho hưởng án treo được, nhưng họ có đủ các điều kiện quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 và đã được hướng dẫn tại Mục 10 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999" để có thể được chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án có thể áp dụng hình phạt trục xuất hoặc hình phạt tiền.
9. Đề nghị hướng dẫn các tình tiết hàng phạm pháp là hàng cấm (thuốc lá điếu của nước ngoài) có số lượng lớn, có số lượng rất lớn và có số lượng đặc biệt lớn.
Để áp dụng đúng và thống nhất các tình tiết này thì cần phải có sự thống nhất của liên ngành để hướng dẫn.Tuy nhiên, trong thời gian chờ hướng dẫn của liên ngành, Toà án nhân dân tối cao tạm thời hướng dẫn như sau:
- Được coi là hàng phạm pháp có số lượng lớn đối với thuốc lá điếu nước ngoài từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao (mỗi bao 20 điếu);
- Được coi là hàng phạm pháp có số lượng rất lớn đối với thuốc lá điếu nước ngoài từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao (mỗi bao 20 điếu);
- Được coi là hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn đối với thuốc lá điếu nước ngoài từ 13.500 bao trở lên (mỗi bao 20 điếu).
10. Nếu chỉ căn cứ vào số lượng tiền giả thì trường hợp nào áp dụng khoản 1, trường hợp nào áp dụng khoản 2 và trường hợp nào áp dụng khoản 3 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999.
Đây là vấn đề cần phải có sự thống nhất của liên ngành để hướng dẫn. Trong thời gian chờ hướng dẫn của liên ngành, Toà án nhân dân tối cao tạm thời hướng dẫn như sau:
a. Đối với tội làm tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả:
- Áp dụng khoản 1 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo, nếu tiền giả dưới 3 triệu đồng;
- Áp dụng khoản 2 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo, nếu tiền giả từ 3 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng;
- Áp dụng khoản 3 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo, nếu tiền giả từ 15 triệu đồng trở lên.
b. Đối với tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả:
- Áp dụng khoản 1 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo, nếu tiền giả dưới 10 triệu đồng;
- Áp dụng khoản 2 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo, nếu tiền giả từ 10 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng;
- Áp dụng khoản 3 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo, nếu tiền giả từ 30 triệu đồng trở lên.
11. Đối với người nhiều lần lưu hành tiền giả thì số lượng tiền giả để truy cứu trách nhiệm hình sự là căn cứ vào từng lần cụ thể hay lấy tổng số lượng tiền giả của tất cả các lần cộng lại? Nếu lấy tổng số lượng tiền giả của tất cả các lần cộng lại thì có áp dụng tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 nữa hay không?
Cần phải lấy tổng số lượng tiền giả của tất cả các lần phạm tội cộng lại để truy cứu trách nhiệm hình sự.Nếu trong các lần phạm tội đó có trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không xem xét trách nhiệm hình sự đối với trường hợp đó (không cộng số lượng tiền giả của lần phạm tội đó). Nếu có hai lần phạm tội lưu hành tiền giả trở lên thì ngoài việc cộng số lượng tiền giả của các lần phạm tội để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, còn phải áp dụng tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999.
12. Đề nghị hướng dẫn đối với các trường hợp sử dụng điện trái phép làm chết người thì xét xử về tội gì?
Để xét xử đúng tội cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Về nguyên tắc chung, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
a. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
b. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người.
II. VỀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1. Theo quy định của pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối với các bản án, quyết định của Toà án. Vậy quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị hay không?
Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Theo tinh thần quy định tại Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự thì những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung. Nếu xét thấy những vấn đề cần điều tra bổ sung mà Toà án yêu cầu là có căn cứ và cần thiết thì Viện kiểm sát tiến hành điều tra bổ sung; trong trường hợp kết quả điều tra bổ sung dẫn tới đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và báo cho Toà án biết. Nếu xét thấy những vấn đề cần điều tra bổ sung mà Toà án yêu cầu là không có căn cứ không thể điều tra bổ sung được thì Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố. Toà án tiến hành xét xử căn cứ vào hồ sơ vụ án và kết quả thẩm vấn tại phiên toà để quyết định khi nghị án.
2. Trong nhiều hồ sơ vụ án hình sự (và dân sự) có các giấy tờ, tài liệu như đăng ký xe máy, giấy phép lái xe, giấy tờ tuỳ thân... Sau khi xét xử nếu đương sự đến xin lại giấy tờ mà Toà án cho họ lấy về thì có vi phạm quy định tại Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự hay không?
Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định thẩm quyền xử lý vật chứng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành; vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa hoặc thuộc sở hữu của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội; vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có; vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được. Đối với các giấy tờ, tài liệu tuỳ thân, như: hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân, thẻ thương binh, giấy đăng ký xe máy, giấy phép lái xe..., thì theo quy định tại Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự khi khám xét Điều tra viên được tạm giữ nếu là vật chứng hoặc có liên quan trực tiếp đến vụ án. Việc tạm giữ này phải tuân thủ quy định tại Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự. Sau khi Toà án đã xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật, nếu đương sự đến Toà án xin được lấy lại giấy tờ, tài liệu này, thì việc có trả lại giấy tờ, tài liệu này cho đương sự hay không về nguyên tắc chung phải căn cứ vào quyết định của Toà án trong bản án; cụ thể là:
a. Nếu trong bản án không có quyết định của Toà án có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng các giấy tờ, tài liệu này và các giấy tờ, tài liệu này là cần thiết trong cuộc sống và sinh hoạt của người bị kết án hoặc của thân nhân người bị kết án, thì Toà án trả lại các giấy tờ, tài liệu này cho họ.
Ví dụ:
- Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ thương binh, Giấy chứng nhận huân chương, huy chương... thì Toà án trả lại cho họ.
- Trong bản án không có quyết định cấm hành nghề lái xe thì Toà án trả lại giấy phép lái xe cho họ.
b. Nếu trong bản án có quyết định của Toà án có liên quan trực tiếp đến việc họ được tiếp tục sử dụng các giấy tờ, tài liệu này, thì Toà án trả lại các giấy tờ, tài liệu này cho họ.
Ví dụ: Trong bản án có quyết định trả lại chiếc xe máy cho người phạm tội thì Toà án trả lại giấy đăng ký xe máy cho họ.
c. Nếu trong bản án có quyết định của Toà án có liên quan trực tiếp đến việc không được tiếp tục sử dụng các giấy tờ, tài liệu này thì không trả lại các giấy tờ, tài liệu này cho họ.
Ví dụ:
- Trong bản án có quyết định tịch thu chiếc xe máy của người phạm tội, đã dùng vào việc thực hiện tội phạm thì không trả lại giấy đăng ký xe máy đó cho họ.
- Trong bản án có quyết định cấm hành nghề lái xe trong hai năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù thì không trả lại giấy phép lái xe cho họ. Tuy nhiên, hết thời hạn cấm mà giấy phép lái xe này vẫn có giá trị sử dụng thì Toà án trả lại giấy phép lái xe này cho họ.
Cần lưu ý rằng phải phôtô lại các giấy tờ, tài liệu sẽ trả lại và việc trả lại các giấy tờ, tài liệu này phải được lập thành biên bản, có chữ ký của người trả và của người nhận; bản phôtô các giấy tờ, tài liệu và biên bản trả lại giấy tờ, tài liệu phải được lưu vào hồ sơ vụ án đúng vị trí của các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được trả lại.
3. Theo quy định tại Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự thì Tòa án có quyền ra quyết định khởi tố vụ án nếu qua xét xử tại phiên toà mà phát hiện được người phạm tội mới cần phải điều tra. Vậy Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định này hay không?
Theo quy định tại Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra, thì Toà án ra quyết định khởi tố vụ án (đoạn 2 khoản 1). Quyết định khởi tố vụ án này phải được gửi đến Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra (khoản 3).
Khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, nếu xét thấy quyết định khởi tố của Toà án không có căn cứ thì theo quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị lên Toà án cấp trên.
4. Vì bị cáo ốm không đến được phiên toà nên Toà án phải quyết định hoãn xét xử nhiều lần, vậy trường hợp này giải quyết như thế nào?
Theo quy định tại Điều 162 Bộ luật tố tụng hình sự thì trong trường hợp bị cáo đã được giao giấy triệu tập hợp lệ, nhưng vắng mặt tại phiên toà với lý do "bị ốm", tuỳ từng trường hợp mà Toà án quyết định như sau:
1. Nếu đúng bị cáo bị ốm (có bệnh án, có chứng nhận của cơ sở chữa bệnh...) và sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử (như: phạm tội quả tang, chứng cứ đã đầy đủ rõ ràng...), thì Tòa án có thể tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo (điểm c khoản 2 Điều 162); nếu sự vắng mặt của bị cáo có trở ngại cho việc xét xử (như: cần đối chất, cần kiểm tra một số tình tiết nào đó của vụ án...), thì Toà án phải hoãn phiên toà (đoạn 1 khoản 1 Điều 162).
2. Nếu gia đình bị cáo thông báo cho Toà án về việc bị cáo ốm, nhưng không có chứng cứ chứng minh là bị cáo bị ốm (không có bệnh án, không có chứng nhận của cơ sở chữa bệnh...), thì sự vắng mặt của bị cáo là không có lý do chính đáng và bị cáo sẽ bị áp giải đến phiên toà (đoạn 1 khoản 1 Điều 162). Tuy nhiên, trong trường hợp sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử thì Toà án có thể tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo (điểm c khoản 2 Điều 162).
3. Nếu bị cáo bị ốm do bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác (ung thư, lao phổi nặng...), thì Toà án phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh (đoạn 2 khoản 1 Điều 162). Nếu họ thuộc đối tượng phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, thì Toà án phải ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với họ.
5. Theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự phải có đơn khởi kiện của các đối tượng theo luật định thì Toà án mới giải quyết các vụ án. Vậy phần dân sự trong vụ án hình sự được tách ra để giải quyết riêng thì khi giải quyết phần dân sự đó họ có phải làm đơn khởi kiện hay không, trong trường hợp nào thì tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết riêng?
Theo tinh thần quy định tại Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1999 thì khi xét xử một vụ án hình sự cùng với việc quyết định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, Toà án buộc người phạm tội phải trả lại những vật, tiền bạc đã chiếm đoạt cho người sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường các thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Toà án phải tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết trong một vụ án dân sự khác khi có yêu cầu. Thông thường Toà án chỉ tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết trong một vụ án dân sự khác khi chưa xác định được người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc đã xác định được người bị hại, nguyên đơn dân sự nhưng khi xét xử không biết họ ở đâu hoặc đã xác định được người bị hại, nguyên đơn dân sự, nhưng họ chưa có yêu cầu trả lại những vật, tiền bạc đã bị người phạm tội chiếm đoạt, chưa có yêu cầu phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, chưa chứng minh được đầy đủ thiệt hại do tội phạm gây ra. Đối với các trường hợp này, Toà án chỉ thụ lý để giải quyết phần dân sự khi đương sự có yêu cầu (có đơn yêu cầu hoặc đơn khởi kiện) và vụ án được giải quyết theo thủ tục chung theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
6. Khi xét xử sơ thẩm một số vụ án hình sự, Toà án đã quyết định xử phạt bị cáo đúng bằng thời gian tạm giam và trả tự do ngay cho bị cáo tại phiên tòa. Việc quyết định như vậy có đúng hay không và việc quyết định như vậy có ảnh hưởng gì tới quyền kháng cáo, kháng nghị và việc ra quyết định thi hành án hay không?
Khi quyết định hình phạt, Toà án cấp sơ thẩm căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự, xét thấy trong trường hợp cụ thể đó xử phạt bị cáo mức hình phạt tù bằng thời gian bị cáo đã bị tạm giam là thoả đáng, thì Toà án cấp sơ thẩm có quyền xử phạt bị cáo đúng bằng thời gian bị cáo đã bị tạm giam. Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự thì một trong những trường hợp Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả lại tự do ngay tại phiên toà cho bị cáo đang bị tạm giam nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác khi thời hạn tù bằng thời gian bị cáo đã bị tạm giam; do đó, trong trường hợp Toà án cấp sơ thẩm đã quyết định xử phạt bị cáo đúng bằng thời gian bị cáo bị tạm giam và tuyên bố trả lại tự do ngay cho bị cáo tại phiên toà, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác là đúng với các quy định của pháp luật.
Việc quyết định như trên không có ảnh hướng gì tới quyền kháng cáo, kháng nghị và việc ra quyết định thi hành án. Những vấn đề này vẫn được thực hiện theo quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự.
7. Người bị kết án làm đơn xin hoãn thi hành án phạt tù với lý do ốm nặng. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 30-6-1993 thì trường hợp ốm nặng là người bị các bệnh như: lao, ung thư, bại liệt... Nếu theo bệnh án của người bị kết án xin hoãn thi hành án phạt tù thì họ bị bệnh khác (không phải là các bệnh nêu trên) với tỷ lệ mất sức lao động là trên 70%. Trong trường hợp này có coi là họ ốm nặng để cho họ hoãn thi hành án hay không?
Theo hướng dẫn tại điểm d Mục 2 Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 30- 6-1993 của Toà án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ- Viện kiểm sát nhân dân tối cao "Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù" thì: "một trong những lý do để Toà án cho người bị kết án được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là "người bị kết án ốm nặng". Người bị kết án ốm nặng là người bị kết án bị đau ốm tới mức không thể đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù được. Việc đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của họ và cần thiết phải cho họ được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để cho họ có điều kiện chữa bệnh (như bị bệnh ung thư, bị lao nặng, bị bại liệt...)". Như vậy, theo hướng dẫn trên đây thì không phải khi người bị kết án bị mắc một trong các bệnh: lao, ung thư, bại liệt mới được coi là bị ốm nặng. Cần chú ý là ba loại bệnh đó chỉ là ví dụ, nếu người bị kết án mắc phải, thì được coi là bị ốm nặng. Trong Thông tư sau khi viện dẫn ba loại bệnh đó còn có ba dấu chấm (...). Điều đó có nghĩa là ngoài ba loại bệnh đó còn có thể có nhiều loại bệnh khác (ví dụ như: xơ gan cổ chướng, AIDS...), nếu người bị kết án mắc phải các bệnh này thì cũng có thể coi là họ bị ốm nặng để xem xét cho họ hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, dù mắc phải bệnh gì, thì điều kiện quyết định để cho người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là họ phải bị đau ốm tới mức không thể đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù được, việc đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của họ. Việc quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù trong các trường hợp này là nhằm tạo cho họ có điều kiện để chữa bệnh.
8. Khi hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến cho Toà án, nhưng cáo trạng chưa được tống đạt cho bị can thì Toà án có nhận hồ sơ vụ án và vào sổ thụ lý hay không? Nếu Toà án nhận hồ sơ thì Toà án có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn không?
1. Vấn đề có nhận hồ sơ vụ án và vào sổ thụ lý hay không trong trường hợp này đã được hướng dẫn tại các điểm 1 và 2 Thông tư liên ngành số 7/TTLN ngày 15-9-1990 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao "Hướng dẫn việc giao nhận hồ sơ vụ án hình sự"; cụ thể là "Đối với vụ án chỉ có bị can bị tạm giam thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố Viện kiểm sát gửi đến Toà án hồ sơ vụ án và quyết định truy tố cùng với biên bản về việc Viện kiểm sát giao cáo trạng cho bị can. Nếu trong hồ sơ vụ ánchưa có biên bản về việc Viện kiểm sát giao cáo trạng cho bị can thì Toà án chưa nhận hồ sơ vụ án. Đối với vụ án vừa có bị can đang bị tạm giam, vừa có bị can tại ngoại, cũng như vụ án chỉ có bị can tại ngoại, thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát gửi đến Toà án hồ sơ vụ án và quyết định truy tố cùng với biên bản giao cáo trạng cho bị can đang bị tạm giam, cũng như bị can tại ngoại. Nếu Viện kiểm sát gặp khó khăn trong việc giao cáo trạng cho bị can tại ngoại, thì chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày gửi cho Toà án hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát gửi đến Toà án biên bản về việc Viện kiểm sát giao cáo trạng cho bị can tại ngoại. Hết thời hạn đó, nếu Viện kiểm sát không gửi đến Toà án đủ các biên bản giao cáo trạng cho bị can, thì Toà án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát vì lý do chưa hoàn thành thủ tục tố tụng" (Xem cuốn các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng; năm 1990; trang 164-165).
2. Việc hướng dẫn Toà án nhận hồ sơ vụ án trong trường hợp có bị can tại ngoại và Viện kiểm sát gặp khó khăn trong việc giao cáo trạng cần được hiểu là Toà án tạm thời nhận hồ sơ chờ Viện kiểm sát hoàn thành thủ tục tố tụng. Trong trường hợp này Toà án chỉ vào sổ theo dõi mà chưa thụ lý vụ án. Toà án chỉ thụ lý vụ án và phân công Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà sau khi Viện kiểm sát đã hoàn thành thủ tục tố tụng (sau khi nhận được biên bản bàn giao cáo trạng cho bị can). Chỉ khi có căn cứ khẳng định được rằng bị can đã nhận được cáo trạng, Tòa án đã thụ lý vụ án, thì Toà án mới có quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn.
9. Một người thực tế có tham gia vào việc phạm tội nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 và Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 (Ví dụ: Trẻ em từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi không chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999) hoặc họ có thể là bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Nếu như xét thấy sự có mặt của họ tại phiên toà là cần thiết để

Tin hot

Hỗ trợ trực tuyến

Tổng truy cập
1900512
Trong năm
12436
Trong tháng
7220
Trong tuần
6443
Trong ngày
0777
Trực tuyến
0000