1.      Giai đoạn trước khi thụ lý vụ án:

Được quy định tại Điểm g khoản 1 Điều 192 BLTTDS: “Người khởi kiện rút đơn khởi kiện”, thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện. Như vậy ở giai đoạn trước khi thụ lý vụ án mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì được trả lại đơn và trong trường hợp này do Thẩm phán được phân công thực hiện.

2.      Giai đoạn sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án:

Được quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS: “Người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện”, thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Khi Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192 BLTTDS về các trường hợp đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
 
Rút đơn khởi kiện trong VADS và hậu quả pháp lý của việc rút đơn khởi kiện - Luật Hà Thành Asia - 19008963

3.      Giai đoạn đang xét xử sở thẩm:

Được quy định tại khoản 2 Điều 244 BLTTDS thì khi trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.
4.      Giai đoạn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm:
Được quy định tại Điều 299 BLTTDS:
1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Bộ luật này quy định.”
          Như vậy, qua các trường hợp nêu trên, có thể thấy chỉ một hành vi "rút đơn khởi kiện", nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau của vụ án thì BLTTDS cũng có qui định khác nhau cho từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta cần quan tâm là không phải lúc nào rút đơn khởi kiện cũng đều được kiện trở lại, nếu muốn. Trong thực tế đã có nhiều trường hợp do không hiểu biết rõ về pháp luật nên đã rút đơn khởi kiện và sau đó mất luôn quyền khởi kiện.
          Về Nội dung khởi kiện lại: Vấn đề này được quy định tại Khoản 3 Điều 192 như sau:
"3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
a)… ...
b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
c)... "
          Như vậy, không phải mọi trường hợp rút đơn, Tòa án đình chỉ vụ án cũng được khởi kiện trở lại mà chỉ có một số nội dung được qui định tại điểm b khoản 3 Điều 192 BLTTDS thì đương sự mới có quyền khởi kiện trở lại. Để hướng dẫn thực hiện quy định trên thì căn cứ theo Hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao - Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 5 năm 2017 hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án, cụ thể tại Khoản 1 Điều 7: “Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.”
          Như vậy, việc đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện trở lại ngoài những nội dung qui định tại khoản 3 Điều 192, còn có nội dung qui định tại điểm c khoản 1 Điều 217, đó là "người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện".

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!