A. DÂN SỰ

1. Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản – Hủy án vì không thực hiện trưng cầu giám định
Sơ lược lập luận của Tòa án: Các đương sự có ý kiến khác nhau về tài liệu là đĩa ghi âm, ghi hình. Quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn ông Huỳnh V và bà Đỗ N đã có đơn yêu cầu giám định. Căn cứ Điều 81, 82, 83 và Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011, lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm phải ra quyết định trưng cầu giám định nội dung cuộc nói chuyện trong đĩa ghi âm, ghi hình thì mới có căn cứ giải quyết vụ án, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã không thực hiện là trái với quy định nêu trên.
Link bản án
Quyet dinh Giam doc tham so 102/2019/DS-ST ngay 07/05/2019 tranh chap hop dong vay tai san – huy an vi khong thuc hien trung cau giam dinh

2. Tranh chấp Hợp đồng xây dựng – Người ký văn bản không có thẩm quyền nhưng được công ty biết và chấp thuận nên hợp đồng vẫn có hiệu lực
Sơ lược lập luận của Tòa án: Các tài liệu có trong hồ sơ vụ án như Biên bản nghiệm thu khối lượng công trình hàng tháng, biên bản bàn giao công trình đã hoàn thành đều do ông LPY đại diện cho Công ty I ký tên và đóng dấu. Trên cơ sở đó, Công ty I thanh toán tiền cho Công ty cổ phần Đ thông qua hình thức chuyển khoản. Thực tế, Công ty I cũng đã thanh toán cho Công ty cổ phần Đ một phần tiền bằng phương thức này, số tiền còn lại đến ngày 19/02/2014, ông LPY lập giấy “Thư xác nhận nợ, vay” xác nhận Công ty I còn nợ Công ty cổ phần Đ số tiền 3.599.253.378 đồng và đề nghị Công ty cổ phần Đ xác nhận. Ngày 24/02/2014, ông Đào T là Giám đốc Công ty cổ phần Đ đã ký xác nhận. Trong báo cáo tài chính năm 2013 do Tổng giám đốc Công ty I ký gửi Công ty Kiểm toán Sao Việt cũng ghi rõ khoản nợ này. Điều đó cho thấy, thư xác nhận nợ ngày 19/02/2014 do ông LPY ký, đóng dấu được lãnh đạo Công ty I biết và thừa nhận, nên Công ty I phải có trách nhiệm đối với số tiền còn nợ Công ty cổ phần Đ. Công ty I cho rằng ông LPY không có thẩm quyền ký giấy xác nhận nợ nên không đồng ý trả nợ là không có căn cứ.
Link bản án
Quyet dinh Giam doc tham so 07/2019/KDTM-GDT Tranh chap hop dong xay dung – Nguoi ky van ban khong co tham quyen nhung duoc lanh dao cong ty biet va chap thuan nen hop dong van co hieu luc

3. Tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất – Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không vô hiệu theo NQ 02/2004, bỏ sót người liên quan
Sơ lược lập luận của Tòa án:  Thấy rằng, thửa đất tranh chấp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông Q năm 1999; việc chuyển nhượng giữa hai bên được lập thành văn bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Tiên H; ông H, bà T đã thanh toán ½ tiền chuyển nhượng v giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sau khi ký hợp đồng, bên nhận chuyển nhượng đã sử dụng, xây nhà ở ổn định. Do đó, theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 05/3/2008 vô hiệu là chưa đủ căn cứ vững chắc. Hơn nữa, do Tòa án không đưa vợ chồng ông H1, bà H2 vào tham gia tố tụng nên khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu Tòa án không giải quyết đồng thời hậu quả hợp đồng vô hiệu làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông H1, bà H2.
Link bản án
Quyet dinh Giam doc tham so 19/2018 tranh chap hop dong chuyen nhuong quyen su dung dat – Hop dong chuyen nhuong quyen su dung dat khong vo hieu theo NQ 02 2004, bo sot nguoi lien quan

4. Tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất – Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu theo Nghị quyết 02/2004
Sơ lược lập luận của Tòa án: Tòa án cấp phúc thẩm nhận định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký năm 2004, chị T được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2006 nên căn cứ vào hướng dẫn tại tiết b.2 tiểu mục 2.3 mục 2 phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì không bị vô hiệu là không đúng, vì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được giao kết sau ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực. Do vậy, không thể áp dụng điểm b.2 mục 2 phần II Nghị Quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 để cho rằng hợp đồng có hiệu lực pháp luật vì điểm b.2 tiểu mục 2.3 phần II Nghị quyết nêu trên chỉ áp dụng đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết trước ngày 01/7/2004 (trước ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành) và sau ngày 01/7/2004 mới phát sinh tranh chấp. Còn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông H và bà H với chị T được ký vào ngày 20/12/2004, nên không bị điều chỉnh bởi qui định nêu trên của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP.
Link bản án
Quyet dinh giam doc tham so 38/2017 tranh chap hop dong chuyen nhuong quyen su dung dat – Hop dong chuyen nhuong quyen su dung dat vo hieu

5. Tranh chấp Hợp đồng tín dụng – Hợp đồng mua bán nhà và đất có hiệu lực từ thời điểm công chứng, Hợp đồng tín dụng không vô hiệu khi Hợp đồng thế chấp vô hiệu
Sơ lược lập luận của Tòa án:  Trong trường hợp này, bên bán, bên mua tự nguyện ký hợp đồng mua bán nhà và hợp đồng đã được công chứng; tiền mua bán nhà đã được thanh toán, tất toán xong; bên mua đã nhận nhà sử
dụng kinh doanh trong thời gian dài, không có khiếu nại và còn định bán nhà cho người khác (chỉ đến khi vướng về thủ tục sang tên mới có ý kiến) nên Hợp đồng mua bán nhà ở để thu hồi nợ vay ngày 23/3/2010 có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm công chứng. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định Hợp đồng mua bán nhà ở để thu hồi nợ vay ngày 23/3/2010 đối với nhà 124 đường V, thành phố Q giữa vợ chồng ông G với vợ chồng ông Đ vô hiệu và từ đó xác định Hợp đồng thế chấp tài sản số 16401/LN52003 ngày 23/3/2010, văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng thế chấp tài sản số 01/2012/LN520042/HĐTC ngày 12/01/2012 cũng vô hiệu là không đúng.
Theo Điều 7 Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì tổ chức tín dụng có quyền quyết định cho vay có bảo đảm hay không có bảo đảm, nên dù không có tài sản bảo đảm (hợp đồng thế chấp vô hiệu) thì hợp đồng tín dụng vẫn có hiệu lực thi hành. Hơn nữa, các Hợp đồng tín dụng nêu trên không quy định khi hợp đồng phụ vô hiệu thì hợp đồng chính cũng vô hiệu; vợ chồng ông Đ, bà L đã trả lãi cho Ngân hàng đối với các Hợp đồng tín dụng nêu trên trong một thời gian dài và còn đề nghị bán nhà đang thế chấp để trả cả gốc, lãi cho Ngân hàng, tức là không tranh chấp về hợp đồng tín dụng (chỉ đến khi vướng về thủ tục sang tên mới có ý kiến) nên việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố các Hợp đồng tín dụng nêu trên vô hiệu là không đúng.
Link bản án
Quyet dinh Giam doc tham so 13/2017 tranh chap Hop dong tin dung – Hop dong mua ban nha va dat co hieu luc ke tu thoi diem cong chung, hop dong tin dung khong bi vo hieu khi hop dong the chap vo hieu

6. Tranh chấp Hợp đồng tín dụng – Kỳ lạ người chết vẫn có thể đi công chứng Hợp đồng – Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và Hợp đồng thế chấp vô hiệu.
Sơ lược lập luận của Tòa án:  Theo kết quả xác minh tại Ủy ban nhân dân phường C, quận B thì ông Quyết chết vào ngày 20/5/2007 tại Bệnh viện E – Hà Nội, theo sổ đăng ký khai tử quyển I/2007, số 45 cấp ngày 25/5/2007 tại Ủy ban nhân dân xã C, huyện T, thành phố Hà Nội (nay là Phường C, quận B) nên việc làm thủ tục tặng cho bà H
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vào ngày 24/7/2013 tại Văn phòng công chứng Bình Minh l không đúng sự thật khách quan. Do đó, Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ngày 24/7/2013 giữa ông Quyết với bà H và Hợp đồng thế chấp tài sản ngày 12/9/2013 giữa bà H với Ngân hàng đối với nhà đất nêu trên đều vô hiệu.
Link bản án
Quyet dinh Giam doc tham so 12/2018 Tranh chap hop dong tin dung – Ky la nguoi chet van co the cong chung Hop dong – Hop dong tang cho quyen su dung dat va hop dong the chap vo hieu

7. Tranh chấp Hợp đồng xây dựng – Hủy án do áp dụng lãi suất sai
Sơ lược lập luận của Tòa án:  Tại các hợp đồng xây dựng nêu trên các bên có thỏa thuận về mức lãi chậm thanh toán nên Tòa án phải áp dụng mức lãi suất các bên đã thỏa thuận tại hợp đồng để tính tiền lãi do chậm thanh toán. Trong trường hợp này, Tòa án phải làm rõ mức lãi suất cho vay ngắn hạn của Vietcombank (đối với hợp đồng áp dụng thỏa thuận lãi suất chậm thanh toán bằng 150% lãi suất cho vay ngắn hạn của Vietcombank) và mức lãi suất quá hạn của Ngân hàng mà nhà thầu mở tài khoản (đối với hợp đồng thỏa thuận lãi suất quá hạn của nhà thầu mở tài khoản) để xác định khoản tiền lãi chậm thanh toán.
Đối với hợp đồng vận chuyển quặng và 03 hợp đồng thuê tài sản hai bên không thỏa thuận về lãi suất chậm thanh toán thì Tòa án cần áp dụng Điều 306 Luật thương mại năm 2005 để tính tiền lãi do chậm thanh toán: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Do đó, Tòa án cần phải lấy mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại địa phương để tính tiền lãi do chậm thanh toán mới đúng quy định của pháp luật.
Link bản án
Quyet dinh giam doc tham so 11/2018 tranh chap hop dong xay dung – Huy an do ap dung lai suat sai

8. Tranh chấp hôn nhân & gia đình – Hòa giải thành nhưng đương sự thay đổi ý kiến – Tòa án sai khi vẫn ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Sơ lược lập luận của Tòa án:  Ngày 18/01/2017 (03 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành) bà U có đơn xin thay đổi ý kiến về việc thuận tình ly hôn, bà không đồng ý ly hôn với ông T. Tòa án nhân dân huyện H đã nhận đơn thay đổi ý kiến của bà vào ngày 19/01/2017 nhưng vẫn căn cứ biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải
thành của các đương sự lập ngày 16/01/2017 để ban hành Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 04/2017/QĐST-HNGĐ ngày 24/01/2017 là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Link bản án
Quyet dinh giam doc tham so 26/2017 tranh chap ve hon nhan & gia dinh – hoa giai thanh nhung duong su thay doi y kien – Toa an sai khi van ra quyet dinh cong nhan su thoa thuan cua cac duong su

9. Tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất – Hủy án do xác đinh Hợp đồng vô hiệu do giả tạo là sai
Sơ lược lập luận của Tòa án:  Ông P, bà G cho rằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất ký ngày 30 11 2007 là hợp đồng giả tạo với mục đích tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho người khác, nhưng không cung cấp chứng cứ để chứng minh. Mặt khác, tại thời điểm ký hợp đồng, chưa có ai làm đơn gửi đến các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết về nợ nần liên quan đến ông P, bà G, và cũng chưa có chủ nợ nào gởi đơn yêu cầu xem xét hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất ký ngày 30/11/2007 với lý do ông P, bà G tẩu tán tài sản.
Giấy cam đoan do ông P, bà G viết ngày 06 9 2009 có nội dung cam kết trả cho ông T, bà H số tiền nợ 100.000.000đ, với điều kiện ông T, bà H rút sổ đất Ngân hàng về sang tên lại cho vợ chồng ông P, bà G. Nội dung của giấy cam đoan không thể hiện việc xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất ký ngày 30/11/2007 nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Lời khai của người làm chứng Huỳnh Thị Thu H trình bày các vấn đề nợ nần giữa bà H và bà G. Nội dung lời khai không đề cập đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cũng không thể hiện việc xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất ký ngày 30/11/2007 nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Lời khai của người làm chứng Huỳnh Thị Thu H không có ý nghĩa chứng minh hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất ký ngày 30/11/2007 là giả tạo.
Như vậy, không có căn cứ xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất ký ngày 30 11 2007 giữa ông P, bà G với ông T, bà H được xác lập là giả tạo nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
Link bản án
Tranh chap Hop dong chuyen nhuong quyen su dung dat – Huy an do xác dinh Hop dong vo hieu do gia tao la sai

10. Tranh chấp Hợp đồng tín dụng – Thế chấp quyền sử dụng đất của Hộ gia đình trong khi chưa đưa các thành viên của hộ tham gia tố tụng
Sơ lược lập luận của Tòa án: Tòa án cấp sơ thẩm không đưa các con của ông T, bà P vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, không làm rõ công sức đóng góp của họ đối với số tài sản đem thế chấp tại ngân hàng là thu thập và đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 56; khoản 2 Điều 83; khoản 1 Điều 85; Điều 16 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi bổ sung năm 2011) ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người liên quan.
Link bản án
Tranh chap hop dong tin dung – The chap quyen su dung dat cua Ho gia dinh trong khi chua dua cac thanh vien cua ho tham gia to tung

11. Tranh chấp quyền sử dụng đất – Cho ở nhờ đòi lại đất – UBND cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khi không hỏi ý kiến người quản lý di sản
Sơ lược lập luận của Tòa án:  Phần đất tranh chấp đã được gia đình bà H sử dụng cất nhà để ở, trồng cây ăn trái và cây kiểng từ trước năm 1945, từ đời ông bà nội là cụ Đặng Văn N1 và cụ Nguyễn Thị S, sau khi cụ N1 và cụ S chết thì cha mẹ của bà H là ông Đặng Văn T5 (chết năm 2012) và bà Nguyễn Thị N2 (chết năm 2009) sử dụng, sau đó gia đình bà H tiếp tục sử dụng. Quá trình gia đình bà H sử dụng đất liên tục trên 70 năm, có nộp thuế cho nhà nước từ năm 1994 đến nay. Ông Q cho rằng đất là do ông bà của ông Q cho ông bà của bà H ở nhờ nhưng không có chứng cứ chứng minh và không được gia đình bà H thừa nhận. Việc Ủy ban nhân dân huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Q năm 1999, trong khi đất do phía gia đình bà H sử dụng mà không có ý kiến của gia đình bà H là không đúng pháp luật.
Link bản án
Quyet dinh Giam doc tham so 147/2017 Tranh chap doi dat cho o nho – UBND cap giay chung nhan quyen su dung dat trong khi khong hoi y kien cua nguoi quan ly di san

12. Tranh chấp quyền sử dụng đất – Hủy án do không thể thi hành án – điều kiện cấu trúc của công trình
Sơ lược lập luận của Tòa án: Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân huyện P không trưng cầu giám định để xem xét việc tháo dỡ phần lấn chiếm có ảnh hưởng đến kết cấu chung của ngôi nhà và có thể thực hiện được trên thực tế hay không là thiếu sót. Nếu việc tháo dỡ không thể thực hiện được thì phải hòa giải, động viên ông T bà Âu nhận giá trị quyền sử dụng đất tương ứng với phần không gian lấn chiếm. Nếu các bên không thỏa thuận được, TA phải tuyên ông T1 bà L phải trả lại giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường tương ứng phần không gian lấn chiếm cho ông T bà Âu.
Link bản án
Quyet dinh giam doc tham so 92/2018 tranh chap quyen su dung dat – huy an do khong the thi hanh an – dieu kien cau truc cua cong trinh

13. Tranh chấp tài sản chung trong quá trình hôn nhân – Hủy án do chưa xác định nhu cầu thiết yếu về chỗ ở
Sơ lược lập luận của Tòa án:  Chị T chưa có nhu cầu về chỗ ở, sau khi được chia nhà đất tại thửa số 333, chị T không sử dụng mà ủy quyền cho người khác đề nghị thi hành án, rồi ra nước ngoài làm việc. Hai con của chị T (trong đó có cháu L, sinh ngày 06/5/2001 là người chưa thành niên và được Tòa án giao cho anh T nuôi dưỡng) sống ổn định với anh T tại nhà đất thuộc thửa số 333 từ năm 2008 và đang có nhu cầu cấp thiết về chỗ ở. Tòa án cấp sơ thẩm cấp chia cho anh T thửa đất số 154 có 02 gian nhà cấp 4 đã cũ là không hợp tình hợp lý, không phù hợp với thực tế. Anh T đã kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm chia cho anh T nhà đất tại thửa số 333. Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện những sai sót nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm mà vẫn giữ nguyễn quyết định của bản án sơ thẩm, chia cho anh T thửa đất số 154 có 02 gian nhà cấp 4 đã cũ là không đúng quy định tại điểm b Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên và các đương sự.
Link bản án
Quyet dinh giam doc tham so 25/2017 tranh chap tai san chung trong qua trinh hon nhan – huy an do chua xac dinh nhu cau thiet yeu ve cho o

14. Yêu cầu hủy bỏ Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất – Không hủy mặc dù Doanh nghiệp thuộc diện giải thể
Link bản án
Quyet dinh giam doc tham so 79/2018 Yeu cau huy bo hop dong cho thue quyen su dung dat – Khong huy mac du doanh nghiep giai the

B. HÌNH SỰ

Tội cố ý gây thương tích – Hủy án do án dụng án treo không đúng với tính chất nguy hiểm của hành vi
Tội cố ý gây thương tích – Hủy án do áp dụng án treo không đúng – hành vi có tính chất côn đồ
Tội cố ý gây thương tích – Gây thương tích 23% nhưng xét yếu tố hành vi phải truy tố tội giết người
Tội cố ý gây thương tích – Hủy án do cho hưởng án treo sai
Tội cố ý gây thương tích – Hủy án do cần làm rõ cấu thành tội Cố ý gây thương tích hay giết người
Tội đánh bạc – Được miễn trách nhiệm hình sự do áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội
Tội đánh bạc – Được miễn trách nhiệm hình sự do áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội 2
Tội cưỡng đoạt tài sản – Hủy án do bỏ lọt tội phạm – Bắt giữ người trái pháp luật và cướp tài sản
Tội chứa chấp trái phép chất ma túy – Bỏ lọt tội phạm
Tội dâm ô – Hủy án do chưa làm rõ cấu thành tội dâm ô hay tội hiếp dâm
Tội gây rối trật tự công cộng – cho hưởng án treo không đúng
Tội hiếp dâm – Hủy án do xác định sai hiếp dâm 1 lần hay 2 lần
Tội hủy hoại tài sản – Được hưởng án treo do hoàn cảnh gia đình, tài sản hủy hoại không lớn
Tội mua bán …. trái phép hóa đơn – Hủy án do áp dụng án treo sai
Tội sản xuất hàng cấm – Được miễn trách nhiệm hình sự do luật đầu tư không còn quy định pháo nổ là hàng cấm
Tội trộm cắp tài sản (tài sản của cha mẹ) – Hủy án do xác định tổng số tiền chiếm đoạt không đúng

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
 
CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!