Chúng ta có thể hiểu “Người bào chữa” là người có kiến thức về pháp luật và có kinh nghiệm về hoạt động tố tụng để giúp cho thân chủ của mình tham gia tố tụng trong một vụ án liên quan để biện hộ, bảo vệ cho thân chủ của mình để chống lại sự buộc tộitruy tố hoặc một sự tố cáo, giúp làm giảm trách nhiệm hình sự cho thân chủ của họ đồng thời cũng có thể giúp cơ quan có chức năng làm sáng tỏ các tình tiết vụ án, họ có quyền tranh tụng với các chủ thể khác trong quá trình xử lý vụ án hình sự.

Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật thì người bào chữa có thể là:

  • Luật sư, là một người theo nghề luật có kiến thức về pháp luật. Trong thực tiễn hiện nay, người bào chữa trong tố tụng hình sự chù yếu là luật sư
  • Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
  • Trợ giúp viên pháp lý khi được yêu cầu, khi được Trung tâm phân công và được cơ quan tiến hành tố tụng cho phép thì họ tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa
  • Bào chữa viên nhân dân. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Quyền bào chữa gắn liền thiết thân với việc hành nghề của Luật sư.

 Người bào tham gia tố tụng là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, người bào chữa không phải là người tiến hành tố tụng cũng không thể đồng nhất người bào chữa với người bảo vệ quyền lợi của đương sự quy định. Nếu bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ chưa nhờ người bào chữa, nay mới nhờ người bào chữa hoặc tuy đã có nhờ người bào chữa nhưng nay nhờ người bào chữa khác thì cần phải xem xét người được nhờ bào chữa đó có quan hệ thân thích với người nào đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án hay không.

Ở trong một số vụ việc phức tạp mà tự bản thân mình không thể xử lý được, cần nhờ đến sự giúp đỡ của các luật sư có chuyên môn cao trong hoạt động tố tụng. Thì cùng với chuyên môn cao các luật sư có thể giúp đỡ bạn một cách tốt nhất như:

  • Luật sư giúp bạn tránh những rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi tối đa
  • Luật sư biết cách để chống lại hoặc đôi khi bãi bỏ những bằng chứng không thỏa đáng
  • Việc không thuê luật sư có thể khiến bạn tốn nhiều tiền và thời gian hơn nếu bạn tự giải quyết
  • Luật sư biết cách nộp hồ sơ cho tòa án và có thể giải quyết có thể giải quyết những thủ tục pháp lý.

Để có thể giúp bản thân cũng như những người thân trong gia đình tránh được những vướng mắc phức tạp khó khăn về pháp lý và trong các hoạt động tố tụng. Thì việc thuê và có luật sư bào chữa giỏi là điều rất cần thiết trong thời điểm hiện nay và sau này.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
 
Công ty Luật Hà Thành Asia – Hotline: 1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!