Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự.
Tư vấn
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Hà Thành Asia, với nội dung câu hỏi bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 có nhiều điểm mới đáng kể, mà một trong những điểm mới quan trọng đó là chế định các biện pháp điều tra tố tụng đặng biệt.
Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được hiểu là biện pháp điều tra được tiến hành trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực âm thanh, hình ảnh, điện tử viễn thông, trình độ của chuyên viên công nghệ thông tin… bí mật thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng bị áp dụng do người có thẩm quyền áp dụng nhằm phục vụ công tác điều tra, khám phá tội phạm. Cụ thể:
Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 223. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
1. Ghi âm, ghi hình bí mật;
2. Nghe điện thoại bí mật;
3. Thu thập bí mật dữ liệu điện tử”.
Theo quy định trên thì có các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt sau:
- Ghi âm, ghi hình bí mật.
- Nghe điện thoại bí mật
- Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
- Thẩm quyền áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Một lưu ý là: Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn cần thiết.
Cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
b.Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Điều 226 Bộ luật hình sự 2015 quy định về thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như sau:
“Điều 226. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
1. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.
2. Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn”.
Theo quy định trên thì thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trong trường hợp vụ án phức tạp thì có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra.
Như vậy, trong trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì cơ quan điều tra có trách nhiệm thi hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và lúc này Công an có thể tiến hành nghe lén điện thoại của người đang bị nghi ngờ thực hiện tội phạm.
Trên đây là câu trả lời của Công ty Luật Hà Thành Asia về câu hỏi Công an có được nghe lén điện thoại của người dân không?
Một lưu ý, đây là trường hợp vụ việc có tính chất tham khảo, còn tùy nội dung vụ việc cụ thể của khách hàng mà chúng tôi sẽ có những tư vấn cụ thể và chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Liên hệ để được tư vấn ngay. Tổng đài tư vấn miễn phí 1900 8963.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí: 1900 8963
Website: http://luatsuhathanh.com
http://Congtyluathathanhasia.com
Email : luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Trân trọng!