Trả lời:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015

Tư vấn

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật TNHH Hà Thành Asia, với nội dung câu hỏi bạn đã cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

Tại Điều 169 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi bắt cóc một người làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:
  1. Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm đến hai khách thể là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Trong vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có thể có một hay nhiều bị hại, trong đó: Có người bị hại chỉ bị xâm phạm đến tài sản; có người bị hại khác bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự. Có người bị hại vừa bị xâm phạm đến tài sản, vừa bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm
Thông thường người bị bắt cóc là người bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; còn người bị xâm phạm tài sản là những người thân của người bị bắt cóc.
  1. Mặt khách quan của tội phạm
  • Về hành vi khách quan:
Người phạm tội có hành vi bắt cóc người khác làm con tin. Bắt cóc là hành vi bắt người trái pháp luật, được thực hiện một cách lén lút. Kẻ bắt cóc sẽ đưa người bị bắt cóc đến một nơi nào đó, thông báo cho người thân của người bị bắt cóc biết và đưa ra yêu cầu họ phải nộp “tiền chuộc”. Nếu không nộp thì người bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm
  • Về hậu quả:
Hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt tài sản và đã thực hiện hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm đạt được mục đích đó thì được coi là tội phạm đã hoàn thành
  1. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.
Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội bắt người khác không nhằm chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích khác thì tuỳ từng trường hợp người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng chẳng hạn: Tội bắt cóc con tin (điều 301) hay tội bắt người trái pháp luật (điều 157),…
  1. Chủ thể của tội phạm
Người phạm tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng (khoản 2), phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3 và khoản 4) theo quy định tại điều 169 BLHS năm 2015.
Quy định của blhs năm 2015 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản - Luật Hà Thành Asia - 19008963

2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hoàn thành khi nào?

Thời điểm hoàn thành của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được tính từ thời điểm người phạm tội có hành vi bắt có người khác làm con tin với ý thức chiếm đoạt tài sản của người khác mà không đặt ra vấn đề đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa.
Ngoài ra, trường hợp người phạm tội mới chỉ có hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện được thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hà Thành Asia đối với câu hỏi cấu quy định của BLHS năm 2015 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Một lưu ý, đây là trường hợp vụ việc có tính chất tham khảo, còn tùy nội dung vụ việc cụ thể của khách hàng mà chúng tôi sẽ có những tư vấn cụ thể và chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Liên hệ để được tư vấn ngay. Tổng đài tư vấn miễn phí 1900 8963.
 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!