Trả lời:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015
  • Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141,142,143,144,145, 146, 147 của bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi

Tư vấn

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật TNHH Hà Thành Asia, với nội dung câu hỏi bạn đã cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Thế nào là dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

Tại Điều 146 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như sau:
Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi?
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
...
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Dâm ô được hiểu là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
  • Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
  •  Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
  • Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
  • Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
  • Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).
Chủ thể của tội dâm ô được hiểu là bất kỳ người nào, miễn là họ có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự
Đối tượng tác động của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (bị hại) là người dưới 16 tuổi, không phân biệt là trai hay gái.
Bác sỹ khám bệnh cho trẻ em có bị xem là dâm ô không? - Luật Hà Thành Asia - 19008963
 

2. Bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân dưới 16 tuổi có bị xem là dâm ô không?

Bạn Minh Quân thân mến! với câu hỏi bạn gửi đến, chúng tôi hiểu rằng hiện tại bạn đang là bác sỹ tại bệnh viện nhi Trung ương, do đặc thù nghề nghiệp nên bạn thường xuyên phải tiếp xúc với thân thể các bé, thậm chí còn phải đụng chạm tới các bộ phận nhạy cảm khác. Bạn đang thắc mắc rằng hành vi đó có phải là hành vi dâm ô không?
Xét về mặt bản chất, hành vi của bạn gần tương tự như hành dâm ô được quy định tại khoản 3 điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, một điểm khác biết rất lớn đó là, khi bạn thực hiện hành vi của mình mục đích của bạn là để khám, chữa bệnh cho bệnh nhân còn người phạm tội khi thực hiện hành vi là nhằm mục đích tình dục nhưng không giao cấu.
Căn cứ vào điều 5 của Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp loại trừ xử lý trách nhiệm hình sự như sau:
Điều 5. Các trường hợp loại trừ xử lý hình sự
1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non...);
b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước...).
2. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người làm công tác giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người vì mục đích giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế.
Theo quy định trên, khi một người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước...). thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do vậy, có thể kết luận trong hoạt động khám, chữa bệnh của mình, nếu như bạn có các hành vi tư tự như hành vi dâm ô nhưng mục đích là để phục vụ cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là mội dung tư vấn của Công ty Luật Hà Thành Asia về câu hỏi bác sỹ khám bệnh có bị xem là dâm ô không?.
Một lưu ý, đây là trường hợp vụ việc có tính chất tham khảo, còn tùy nội dung vụ việc cụ thể của khách hàng mà chúng tôi sẽ có những tư vấn cụ thể và chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Liên hệ để được tư vấn ngay. Tổng đài tư vấn miễn phí 1900 8963.
 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!