Trả lời:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật TNHH Hà Thành Asia, với nội dung câu hỏi bạn đã cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Quy định về người bào chữa và thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa

BLTTHS năm 2015 thì người bào chữa được hiểu là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Người bào chữa có thể là:
  • Luật sư.
  • Người đại diện của người bị buộc tội
  • Bào chữa viên nhân dân.
  • Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Khi được người bị buộc tội yêu cầu hoặc khi người đại diện của người bị buộc tội mời thì người bào chữa sẽ tiến hành các hoạt động bào chữa theo quy định của pháp luật. Tại Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng như sau:
“Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.”
Theo quy định trên, thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng là khi có quyết định khởi tố bị can, trong trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Nếu vụ án cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Bị bắt vì đánh bạc có được mời Luật sư không? - Luật Hà Thành Asia - 19008963

2. Người bị bắt về hành vi đánh bạc có được mời Luật sư không?

Tại điều của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền:
a) Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã;

g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.
2. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt có nghĩa vụ chấp hành lệnh giữ người, lệnh bắt người và yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền giữ người, bắt người theo quy định của Bộ luật này”.
Theo quy định trên, một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của người bị bắt đó là việc họ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho họ. Do vậy, cháu của bạn hoặc người đại diện hợp pháp của cháu bạn hoàn toàn có quyền thuê Luật sư để bào chữa trong trường hợp này.
Trên đây là nội dung tư vấn Công ty Luật Hà Thành Asia về câu hỏi quy định bị bắt về hành vi đánh bạc có được mời Luật sư không?
Một lưu ý, đây là trường hợp vụ việc có tính chất tham khảo, còn tùy nội dung vụ việc cụ thể của khách hàng mà chúng tôi sẽ có những tư vấn cụ thể và chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Liên hệ để được tư vấn ngay. Tổng đài tư vấn miễn phí 1900 8963.