Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015
Tư vấn
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật TNHH Hà Thành Asia, với nội dung câu hỏi bạn đã cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:1. Giết chủ nợ nhằm trốn nợ phạm tội gì?
Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về tội giết người như sau:“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
…
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.
Trên cơ sở là quy định tại điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội giết người được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật.
- Khách thể
Tội giết người xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người thông qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động - con người đang sống.
- Mặt khách quan
- Hành vi khách quan
- Hành động phạm tội giết là hành vi sử dụng một sức mạnh vất chất tác động vào bị hại nhằm gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm - quyền sống, ví dụ: đâm, chém, đấm, bắn…
- Không hành động phạm tội là hành vi không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm (mặc dù có đủ điều kiện để làm) nhằm gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm, ví dụ: Bác sỹ không cho bệnh nhân uống thuốc…
- Hậu quả
- Chủ thể
- Mặt chủ quan
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng ông X có cho anh M vay tiền, đến hạn trả nợ mặc dù đã yêu cầu nhiều lần xong anh M cố tình không trả. Ngày 20/1/2020 ông X đến nhà anh M để đòi nợ, trong quá trình đòi nợ anh M đã ra tay sát hại ông X và bỏ trốn. Từ những tình tiết kể trên cho thấy hành vi của anh M đã cấu thành tội giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015.
2. Giết chủ nợ nhằm trốn nợ phải chịu hình phạt thế nào?
Như đã phân tích ở trên, hành vi của anh M đã có dấu hiệu của tội giết người, xét về bản chất, hành vi khách quan của anh M còn có dấu hiệu của tình tiết định khung tặng nặng được quy định tại điểm q khoản 1 điều 123 – giết người vì động cơ đê hènHiện nay, tuy chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về tình tiết “giết người vì động cơ đê hèn là gì?” tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử cho thấy giết người vì những động đê hèn được hiểu là trường hợp giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt, phản trác, ích kỷ như: Giết vợ hoặc chồng để tự do lấy vợ hoặc chồng khác; giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng nạn nhân; giết người tình mà biết họ đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết chủ nợ để trốn nợ; giết người để cướp tài sản; giết người là ân nhân của mình hay không giết được người mình muốn giết mà giết người thân của họ là giết…
Do đó có thể kết luận, hành vi phạm tội của M thuộc tình tiết định khung tăng nặng – giết người vì động cơ đê hèn, nên hình phạt mà M có thể phải chịu là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Trên đây của Công ty Luật Hà Thành Asia về câu hỏi quy định về câu hỏi giết chủ nợ nhằm trốn nợ bị xử lý thế nào.
Một lưu ý, đây là trường hợp vụ việc có tính chất tham khảo, còn tùy nội dung vụ việc cụ thể của khách hàng mà chúng tôi sẽ có những tư vấn cụ thể và chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Liên hệ để được tư vấn ngay. Tổng đài tư vấn miễn phí 1900 8963.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí: 1900 8963
Website: http://luatsuhathanh.com
http://Congtyluathathanhasia.com
Email : luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Trân trọng!