1. Công chứng, chứng thực di chúc
“Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.”Một trong những điều kiện đó là điều kiện về hình thức. Pháp luật quy định những trường hợp bắt buộc người để lại thừa kế phải công chứng hoặc chứng thực di chúc. Công chứng, chứng thực di chúc là một hình thức di phổ biến, mang tính pháp lý cao. Yêu cầu công chứng, chứng thực là quyền của người lập di chúc.
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Chứng thực là việc của cơ quan có thầm quyền để chứng thực về năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký, thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch. Nói một cách dễ hiểu, chứng thực hợp đồng, giao dịch thường quan tâm về mặt hình thức mà không đề cập cụ thể đến nội dung chứng thực ra sao. Chứng thực thường có giá trị pháp lý thấp hơn so với công chứng.
Như vậy, công chứng, chứng thực nhằm xác nhận tính chính xác, tính chân thực tính, hợp lý và tính pháp lý về nội dung hoặc hình thức của các văn bản mà theo quy định pháp luật bắt buộc phải công chứng hoặc do ý chí tự nguyện, nhu cầu của khách hàng.
2. Những trường hợp bắt buộc phải công chứng, chứng thực
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì những trường hợp sau đây di chúc bắt buộc phải được công chứng, chứng thực:- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất
- Di chúc của người không biết chữ
- Di chúc miệng phải được công chứng, chứng thực trong thời hạn 05 ngày ngay sau khi người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình
- Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài
3. Trình tự thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã
Theo quy định tại Điều 635, 636 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người để lại di sản có thể yêu cầu lập di chúc tại Cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Việc lập di chúc này phải tuân theo thủ tục sau đây:3.1. Lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công chứng di chúc – Phiếu yêu cầu công chứng, điền đủ các thông tin của người yêu cầu công chứng và nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ – Bản sao giấy tờ tùy thân (chứng minh thư/ thẻ căn cước/hộ chiếu) – Bản di chúc dự thảo ( nếu có) – Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà đất, giấy tờ xe,… |
Bước 2: Mang hồ sơ đến văn phòng công chứng
Công chứng viên sẽ tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu lập di chúc và Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Công chứng viên sẽ hướng dẫn người yêu cầu lập di chúc thực hiện các bước theo đúng quy định của Luật công chứng về việc lập di chúc tại văn phòng công chứng. Trước khi làm các thủ tục lập di chúc, công chứng viên có trách nhiệm giải thích cho người yêu cầu lập di chúc hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ sau khi lập di chúc
Lưu ý: Trong trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc có các dấu hiệu bất thường như tinh thần không tỉnh táo để nhận thức về hành vi của mình, có dấu hiệu lo sợ bị đe dọa, ép buộc lập di chúc thì công chứng viên có quyền yêu cầu giám định trong từng trường hợp, nếu việc giám định không làm rõ được trường hợp của người lập di chúc thì công chứng viên có quyền từ chối việc tiến hành lập di chúc tại văn phòng công chứng.
- Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Bước 3: Ký chứng nhận
Sau khi hoàn tất các bước trên người lập di chúc sẽ tuyên bố nội di chúc trước công chứng viên và người làm chứng (nếu có), sau đó công chứng viên sẽ ghi chép lại lời tuyên bố của người lập di chúc thành văn bản. Sau đó người yêu cầu công chứng sẽ đọc lại văn bản do công chứng viên đã ghi chép. (Nếu đã có bản dự thảo di chúc, người cầu lập di chúc hãy đưa cho công chứng viên để soạn thảo thành văn bản theo đúng quy định)
Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý với nội dung đã soạn thảo trong văn bản di chúc thì sẽ ký vào từng trang trong bản hợp đồng công chứng di chúc. Nếu không đồng ý với nội dung đã soạn thảo thì người yêu cầu lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên sửa lại nội dung theo ý muốn.
Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng ký thay trước sự chứng kiến của người yêu cầu lập di chúc và công chứng viên.
Sau khi ký thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng kết thúc, người yêu cầu lập di chúc có thể giữ bản di chúc đó hoặc nhờ văn phòng công chứng lưu giữ bản di chúc.
Bước 4: Trả kết quả công chứng
Hiện nay, thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; trường hợp có nội dung, phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
3.2. Lập di chúc tại UBND cấp xã
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.- Dự thảo di chúc;
- Bản sao Giấy CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).
Cá nhân, tổ chức là người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực trực tiếp tại UBND cấp xã.
Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận 01 cửa, 01 liên thông) kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
Bước 3: Tuyên bố nội dung di chúc
Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã.
Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ) ghi lời chứng theo mẫu quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận 01 cửa, 01 cửa liên thông thì người tiếp nhận hồ sơ ký vào từng trang của di chúc và ký vào dưới lời chứng theo mẫu quy định.
Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, nếu di chúc có từ 02 trang trở lên thì phải ký vào từng trang. Trường hợp người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại bộ phận 01 cửa, 01 cửa liên thông thì phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.
Người thực hiện chứng thực ký vào từng trang của di chúc (nếu hồ sơ không được tiếp nhận qua bộ phận 01 cửa, 01 cửa liên thông), ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với di chúc có từ 02 trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định.
Lưu ý: Nếu người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
4. Người không được công chứng, chứng thực di chúc
Người thực hiện công chứng, chứng thực được coi là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc xác minh các giấy tờ văn bản là cơ sở công nhận giá trị pháp lý. Công việc này đòi hỏi người làm việc phải lý công việc thông minh, nhanh chóng, chính xác. Chính vì vậy pháp luật quy định về việc công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:Thứ nhất, người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc, tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó. |
Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.
Thứ hai, người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người được hưởng di sản thừa kế có quan hệ là cha, mẹ, con cái ngoai ra còn có quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên luật không quy định rõ là cha mẹ nuôi hay cha mẹ ruột, con nuôi hay con ruột. Các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam khi quy định về những người đảm nhiệm các công việc liên quan đến việc xác minh, tính chân thực, công khai, minh bạch có ảnh hưởng đến trực tiếp quyền và lợi ích của nhiều chủ thể đều quy định cấm cả cha, mẹ nuôi, cha mẹ ruột hay con nuôi con- ruột. Như trong lĩnh vực kế toán, kế toán là quá trình xác định, ghi chép, tổng hợp và báo cáo các thông tin kinh tế cho những người ra quyết định. Theo quy định của pháp luật quy định những người không được làm kế toán : “Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.”
Vì vậy ở đây có thể hiểu người không được công chứng, chứng thực di chúc bao gồm người có cha, mẹ nuôi; cha, mẹ đẻ; con nuôi, con đẻ
Thứ ba, người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là nhưng việc giải quyết chia di sản thừa kế có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy không chỉ có những người thân thích như bố, mẹ, vợ, chồng, con cái mà người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc không được phép công chứng, chứng thực di chúc.
5. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực
Di chúc là ý nguyện của cá nhân khi còn sống muốn người khác thực hiện ý nguyện của mình sau khi chết. Di chúc cũng là một loại giao dịch dân sự (giao dịch một bên) nên phải tuân theo nguyên lý về một giao dịch hợp pháp. Bộ luật dân sự năm 2015 trong trường hợp lập di chúc bằng văn bàn thì việc có công chứng, chứng thực thì văn bản di chúc có giá thị pháp lý.Tuy nhiên trong một số trường hợp không cần công chứng, chứng thực vẫn có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực:
- Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
- Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
- Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
- Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
- Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
6. Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở
“Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này.”
Người lập di chúc là người có tài sản muốn định đoạt tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Họ thể hiện ý chí của bản thân thông qua việc lập di chúc.
Công chứng viên là người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
Theo quy định của Luật công chứng thì việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Chính vì vậy, việc lập di chúc tại chỗ ở chỉ được thực hiện trong một số trường hợp việc công người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
Công ty Luât TNHH Hà Thành Asia cung cấp dịch vụ pháp lý trực tuyến đa dạng, như tổng đài tư vấn pháp luật 1900 8963, tin nhắn, video call, website… các luật sư, chuyên gia có thể dễ dàng tương tác với khách hàng, cung cấp dịch vụ pháp lý với chất lượng cao, thời gian nhanh nhất, chi phí hợp lý nhất. Với kinh nghiệm dày dặn của các luật sư, chuyên viên trên đa dạng các lĩnh vực: Tư vấn pháp luật, dịch vụ tranh tụng và trọng tài, giấy phép con, doanh nghiệp,… hy vọng sẽ đem đến những giải pháp tối ưu nhất cho quý khách hàng.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí: 1900 8963
Website: http://luatsuhathanh.com
http://Congtyluathathanhasia.com
Email : luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Trân trọng!