Mặc dù giải thể và phá sản doanh nghiệp đều dẫn đến việc doanh nghiệp dừng hoạt động. Tuy nhiên bản chất của hai thủ tục này hoàn toàn khác nhau.
Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại, hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra hoặc doanh nghiệp bị giải thể theo quy định của pháp luật. Việc giải thể phải đáp ứng những điều kiện và tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Để phân biệt giải thể và phá sản doanh nghiệp, ta dựa vào những tiếu chí sau:
 

Bản chất của thủ tục giải thể và thủ tục phá sản

- Thủ tục giải thể doanh nghiệp mang tính chất hành chính
- Thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục giải thể và thủ tục phá sản

- Giải thể doanh nghiệp: chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu tự tiến hành sau đó gửi hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng kí kinh doanh để xóa tên trong sổ đăng kí kinh doanh
- Phá sản doanh nghiệp: tòa án có thẩm quyền giải quyết

Hậu quả pháp lý của thủ tục giải thể và thủ tục phá sản

- Giải thể doanh nghiệp:
+ Luôn luôn là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
+ Việc thanh toán không bị giám sát
- Phá sản:
+ Có thể có trường hợp doanh nghiệp được phục hồi và tiếp tục kinh doanh nếu thủ tục phục hồi thành công
+ Việc thanh toán bị giám sát

Điều kiện để thực hiện thủ tục giải thể và thủ tục phá sản

- Giải thể doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp chưa mất khả năng thanh toán. Chủ sở hữu tự giải thể tự nguyện hoặc giải thể bắt buộc theo quy định của pháp luật.
+ Doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
+ Chủ nợ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
- Phá sản:
+ Doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán
+ Điều kiện bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp là điều kiện không bắt buộc.
+ Doanh nghiệp trả nợ bằng số tài sản còn lại của doanh nghiệp (trừ công ty tư nhân và công ty hợp danh)
+ Doanh nghiệp bị phá sản có thể thanh toán hết hoặc không hết các khoản nợ cho các chủ nợ

Thái độ của nhà nước với nhà đầu tư, thành viên công ty khi thủ tục giải thể và thủ tục phá sản

- Giải thể doanh nghiệp: Nhà nước không đặt ra chế tài hạn chế quyền tự do kinh doanh của người quản lý, điều hành doanh nghiệp
- Phá sản: Người quản lý, điều hành doanh nghiệp bị cấm hành nghề, quản lý, điều hành doanh nghiệp trong 1 thời hạn nhất định
Công ty Luật Hà Thành Asia với đội ngũ Luật sư  có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về Luật Doanh nghiệp, lao động, bảo hiểm, tranh chấp thương mại. Chúng tôi hân hạnh cung cấp các gói dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn giải thể, phá sản doanh nghiệp, bao gồm:

Luật sư tư vấn các trường hợp giải thể doanh nghiệp

  1. Tư vấn cách thức tiến hành họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty về việc giải thể doanh nghiệp;
  2. Tư vấn cách thức ra quyết định về việc giải thể;
  3. Tư vấn cách thức gửi thông báo giải thể đến các tổ chức, cá nhân có liên quan: chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động
  4. Tư vấn thủ tục đăng báo giải thể;
  5. Tư vấn phương thức thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
  6. Tư vấn thủ tục đóng mã số thuế.
  7. Tư vấn thủ tục xác nhận đóng tài khoản tại Ngân hàng (nếu có mở tài khoản) hoặc cam kết không mở tài khoản;
  8. Tư vấn thủ tục huỷ dấu và trả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu
  9. Tư vấn thủ tục trả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Luật sư vấn về tiến hành thủ tục phá sản

  • Tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản ;
    Tư vấn các quy định về tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ;
    Tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ quản lý, thanh lý tài sản;
    Tư vấn về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ;
    Tư vấn về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động;
    Tư vấn về Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ;
    Tư vấn về Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các cổ đông công ty cổ phần
    Tư vấn về Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh ;
    Tư vấn về Nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
    Tư vấn về việc Thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ;
    Tư vấn về việc nộp Phí phá sản và tạm ứng phí phá sản ;
    Tư vấn về việc Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ;
    Tư vấn về việc Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ;
    Tư vấn các trường hợp Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
    Tư vấn về Khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
    Tư vấn xác định các nghĩa vụ của doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản ;
    Tư vấn các biện pháp bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp;
    Tư vấn cách thức tiến hành hội nghị chủ nợ;
    Tư vấn thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh;
    Tư vấn thủ tục thanh lý tài sản;
    Tư vấn về việc tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản;
    Tư vấn các nội dung khác có liên quan đến thủ tục phá sản.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
 
CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí: 1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!