1. Đối với con dấu doanh nghiệp

Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ quy định:
Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
So với quy định về con dấu doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 (hết hiệu lực) thì quy định về con dấu trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã mở hơn cho DN. Theo đó, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục Thông báo mẫu dấu tới Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh và tự chịu trách nhiệm về loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của Doanh nghiệp. Đồng thời, theo quy định Điều 43 nêu trên thì Doanh nghiệp KHÔNG BẮT BUỘC phải có con dấu. Tuy nhiên, Doanh nghiệp vẫn cần con dấu để đóng lên văn bản, hồ sơ, giấy tờ mà theo quy định của Chính phủ bắt buộc phải có chữ ký và con dấu, như việc xác nhận thân nhân của người lao động.... Doanh nghiệp không chỉ có một con dấu, mà có thể có nhiều con dấu để đóng lên các văn bản, hồ sơ, giấy tờ khác nhau.

 
Doanh nghiệp có bắt buộc phải có con dấu và tài khoản ngân hàng không?

2. Đối với việc mở tài khoản ngân hàng

Pháp luật không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay có tới 90% chi cục thuế yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế thông qua hình thức nộp thuế điện tử để giảm thiểu tình trạng quá tải về thủ tục hành chính. Hơn nữa, tài khoản ngân hàng cũng giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong các giao dịch với khách hàng, đối tác như thanh toán hàng hóa, dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên (Thông tư 173/2016 sửa đổi, bổ sung, Thông tư 219/2013/TT-BTC và Nghị định 209/2013/NĐ-CP).

12 loại giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng:

STTCác loại giao dịchPhạm vi và đối tượng áp dụngCăn cứ pháp lý
IBộ Tài Chính
1Trong lĩnh vực chứng khoán
1.1Thanh toán giao dịch chứng khoán- Giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán;
- Giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
- Luật chứng khoán;
- Điều 5 Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013.
1.2Giao dịch chứng khoán cho khách hàng của công ty chứng khoánGiao dịch chứng khoán cho khách hàng của công ty chứng khoán được thực hiện qua ngân hàng thương mại- Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 .
- Điều 50 Thông tư 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012.
2Trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước
2.1Về thu ngân sách nhà nướcCác đơn vị, tổ chức kinh tế có tài khoản tại ngân hàng thương mại thực hiện nộp ngân sách nhà nước (NSNN) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hoặc nộp bằng tiền mặt tại ngân hàng thương mại để chuyển nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước (KBNN).- Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013.
- Điều 5 Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017.
- Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018.
Đối với các cá nhân và các đơn vị, tổ chức khác khi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước phải ưu tiên thanh toán bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
2.2Về chi ngân sách nhà nước và các khoản chi khác:Các khoản chi của các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản trực tiếp từ tài khoản của đơn vị giao dịch mở tại Kho bạc Nhà nước tới tài khoản của người cung cấp hàng hóa dịch vụ, người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và người thụ hưởng khác tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng, trừ những trường hợp được phép chi bằng tiền mặt quy định tại Điều 6 Thông tư số 13/2017/TT-BTC và Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 136/2018/TT-BTC.- Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013.
- Điều 5 Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017.
- Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018.
3Trong lĩnh vực thuế
3.1Thuế giá trị gia tăngHàng hóa, dịch vụ mua vào (trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng), hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để người nộp thuế giá trị gia tăng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.Khoản 6 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013.
3.2Thuế thu nhập doanh nghiệpHàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên (trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để được trừ chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.Khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013
3.3Thuế tiêu thụ đặc biệt- Nguyên liệu mua trực tiếp của nhà sản xuất trong nước phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế tiêu thu đặc biệt;
- Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài gồm hàng hoá bán và gia công cho doanh nghiệp chế xuất (trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất; hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế; hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài) phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được xác định là đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Khoản 3 Điều 1 Nghị định 14/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019.
- Điều 3 Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015.
4Trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
4.1Giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn gópCác doanh nghiệp giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác thực hiện bằng các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt.- Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013.
- Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015.
4.2Các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhauCác doanh nghiệp giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau của các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng thực hiện bằng các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt- Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013.
- Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015.
IINgân hàng Nhà nước
1Trong hoạt động của tổ chức sử dụng vốn nhà nước
1.1Giao dịch thanh toánCác tổ chức sử dụng vốn nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số giao dịch sau:
1. Thanh toán tiền thu mua nông, lâm, thủy sản, dịch vụ và các sản phẩm khác cho người dân trực tiếp sản xuất, đánh bắt, khai thác bán ra mà chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
2. Thanh toán công tác phí, trả lương và các khoản thu nhập khác cho người lao động chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
3. Các khoản thanh toán để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh liên quan đến bí mật Nhà nước.
4. Bên thanh toán thực hiện việc thanh toán hoặc bên được thanh toán nhận thanh toán tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, khu vực nông thôn nơi chưa có tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
5. Khoản thanh toán với giá trị dưới 20 triệu đồng, trừ trường hợp các khoản thanh toán trong ngày có giá trị dưới 20 triệu đồng cho cùng một mục đích, một đối tượng thanh toán nhưng tổng các khoản thanh toán này lớn hơn 20 triệu đồng.
- Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013.
- Thông tư 33/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014.
2Giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng  nước ngoài đối với khách hàng
2.1Giải ngân vốn vay vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng- Bên thụ hưởng là pháp nhân.
- Bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và số tiền vay ghi trong thỏa thuận cho vay có giá trị trên 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).
- Khách hàng thanh toán, chi trả cho các mục đích sử dụng vốn vay mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
- Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013.
- Thông tư 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017.
2.2Giải ngân vốn vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng vay- Khách hàng là bên thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay theo quy định của pháp luật.
- Khách hàng trực tiếp thanh toán, chi trả tiền mua sản phẩm nông nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản từ các cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hộ kinh doanh và tổ chức hợp tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn để khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với mục đích vay vốn ghi trong thỏa thuận cho vay.
- Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013.
- Thông tư 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017.
 
Ngoài ra, thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho các doanh nghiệp hiện nay được các ngân hàng hỗ trợ rất tốt, nhanh chóng, thuận tiện. Vì vậy, mở tài khoản ngân hàng tuy không có quy định cứng bắt buốc nhưng là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp.


 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!