1. Bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động có thể do những nguyên nhân chủ quan, khách quan mà HĐLĐ phải chấm dứt. Chấm dứt HĐLĐ là chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận.Theo Điều 39 BLLĐ 2019: đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 35, 36 và 37 Bộ luật này”. Như vây, quy định này NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là trường hợp đơn phưỡng chấm dứt không đúng căn cứ hoặc vi phạm thời gian báo trước. Còn NSDLĐ bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ không đúng căn cứ hoặc vi phạm thời gian báo trước hoặc trong các trường hợp không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của một bên ít nhiều sẽ gây thiệt hại cho bên phía còn lại. Do vậy, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên trong việc chấm dứt HĐLĐ pháp luật quy định về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ phải chịu nhưng hậu quả pháp lý nhất định.
* Về NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật được hiểu là trường hợp NLĐ chấm dứt HĐLĐ không tuân thủ các căn cứ chấm dứt HĐLĐ hoặc không tuân thủ thủ tục chấm dứt HĐLĐ được quy định tại Điều 35 BLLĐ năm 2019; nói cách khác nếu không thực hiện việc chấm dứt HĐLĐ theo đúng các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 35 BLLĐ năm 2019 hoặc vi phạm thời hạn báo trước theo khoản 1 Điều 35 BLLĐ 2019 thì được coi là trái pháp luật. Đây là cơ sở xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại của NLĐ. Như vậy, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện: thủ tục báo trước đúng pháp luật và có căn cứ chấm dứt HĐPL đúng pháp luật.
- Về thủ tục chấm dứt: đó là thủ tục báo trước cho NSDLĐ trước khi chấm dứt HĐLĐ. Thời hạn báo trước tùy thuộc vào loại hợp đồng theo quy định 45 ngày, 30 ngày, 03 ngày theo quy định của BLLĐ năm 2019. Việc báo trước này có ý nghĩa quan trọng bởi vì trong thời gian báo trước đó, NSDLĐ sẽ chủ động trong việc tổ chứ, quản lí điều hành, sắp xếp, bố trí, phân công và tuyển dụng lao động mới, đào tạo họ.
- Về căn cứ chấm dứt: có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ nhuwsL điều kiện làm việc,công việc được giao; tiền lương được trả; xâm phạm tới sức khỏe, danh dự, tính mạng của BLĐ; quyền được nghỉ ngơi hay hưởng bảo hiểm xã hội...
Về hậu quả NLĐ chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì NLĐ phải chịu một số hậu quả:
- Không được trợ cấp thôi việc;
- Phải BTTH cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLSS trong những ngày không báo trước;
- Phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng do vi phạm thủ tục báo trước sẽ bị chịu không được hưởng trợ cấp thôi việc, BHTH tiền lương tương ứng trong khoản thời gian không báo trước. Còn vi phạm về căn cứ chấm dứt thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.
* Về NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật gồm: NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không đúng căn cứ theo khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019; NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ vi phạm thời hạn báo trước theo quy định tại khoản 2 Điều 36 BLLĐ 2019; trường hợp NSĐLĐ chấm dứt mà bị pháp luật cấm theo Điều 37 BLLĐ 2019.
- Về căn cứ chấm dứt HĐLĐ: Theo quy định của pháp luật lao động hiện nay, NSDLĐ chỉ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi có 1 trong các căn cứ sau: NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ; NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm việc theo xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa phục hồi. Khi sức khỏe của NLĐ bình phục thì NSDLĐ xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng với NLĐ; Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc những lý do bất khả kháng theo quy định của pháp luật mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 bộ luật này; NLĐ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, NLĐ tự ý bỏ việc không lý do chính đáng, NLĐ cung cấp không trung thực thông tin...
- Về thủ tục báo trước cho NLĐ: theo quy định tại khoản 2 Điều 36 BLLĐ năm 2019 NSDLĐ phải báo trước trước khi chấm dứt HĐLĐ. Thời hạn báo trước tùy thuộc vào loại hợp đồng theo quy định 45 ngày, 30 ngày, 03 ngày theo quy định của BLLĐ năm 2019.
- Về vi phạm điều cấm của pháp luật: NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 37 BLLĐ 2019.
Từ đó, việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Phải nhận lại NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết, phải trả tiền lương, đóng BHXH, BHYT, BHTN trong những ngày NLĐ không được làm việc và phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ. Đồng thời, việc nhận lại làm việc thì NLĐ hoàn trả cho NSDLĐ các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của NSDLĐ. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ
- NSDLĐ phải trả một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước khi vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 BLLĐ 2019.
- Nếu NLĐ không muốn tiếp tục công việc thì ngoài khoản trả các khoản trên còn phải trợ cấp thôi việc.
- Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý thì ngoài các khoản trên NSDLĐ phải trả quy định trên và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
2. BHTH của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
Chấm dứt HĐLĐ do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế cũng là trường hợp pháp luật cho phép NSDLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ. Theo quy định tại Điều 42 BLLĐ 2019: Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ: a) Thay đổi cơ cấu tổ chức; tổ chức lại lao động; b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn liền với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ; c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm. 2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế: a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế”.Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí: 1900 8963
Website: http://luatsuhathanh.com
http://Congtyluathathanhasia.com
Email : luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Trân trọng!