Vấn đề pháp lý:

Chào Luật sư, tôi là người Trung Quốc, hiện đang dự định cùng bạn tôi là người Việt Nam cùng đầu tư thành lập công ty tại Việt Nam. Dự kiến tôi chỉ góp 5% phần vốn góp. Liệu chúng tôi có cần phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hay không?
 

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Luật Hà Thành Asia - 1900 8963

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm tới thư mục Tư vấn Luật Doanh nghiệp của Luật Hà Thành Asia. Với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:  
Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư năm 2014 thì nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Khoản 1, Khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2014 quy định:
“1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên”.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC”.
Đồng thời, Khoản 14, Khoản 16, Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư quy định:
“14. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
16. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
17. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.

Căn cứ quy định vào các quy định nêu trên, các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh đăng ký thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Tổ chức kinh tế có tổ chức kinh tế thuộc trường hợp nêu tại Điểm b nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên đăng ký thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thuộc trường hợp nêu tại Điểm b nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên đăng ký thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Do vậy, trường hợp bạn là nhà đầu tư Trung Quốc dự kiến chỉ chiếm 5% vốn của tổ chức kinh tế thì bạn vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!