Câu hỏi:

Công ty tôi là công ty cổ phần, muốn cơ cấu lại tổ chức công ty. Hiện nay, chúng tôi đăng băn khoăn giữa việc nên chia hay tách công ty để thuận tiện hơn trong thủ tục cũng như hoạt động sau này. Luật sư cho tôi chia và tách doanh nghiệp khác nhau như thế nào?
 

khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của Luật Hà Thành Asia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.
Theo quy định tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.
Do vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì:
- Trường hợp chia doanh nghiệp, công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.
- Trường hợp tách doanh nghiệp không làm chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.
Trên đây là phân tích của Luật Hà Thành Asia về khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp. Hy vọng từ đó bạn có thể lựa chọn phương án tốt nhất cho công ty.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY  LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí1900 8963
Website:  http://luatsuhathanh.com
                http://Congtyluathathanhasia.com
Email :     luathathanhasia@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanh
Địa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
 
Trân trọng!